Giản dị, thành phố vì hòa bình

GD&TĐ - Những ngày cuối tháng 2 này, Hà Nội là tâm điểm chú ý của cả thế giới, khi là nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai. 

Giản dị, thành phố vì hòa bình

Hơn 3.000 phóng viên quốc tế đã đến Hà Nội - một con số kỷ lục. Khoan hãy nói đến kết quả Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai (diễn ra trong 2 ngày 27 - 28/2), chỉ riêng việc đăng cai tổ chức thôi, Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đã khiến cả thế giới phải chú ý, dõi theo suốt mấy ngày liên tiếp. Chắc chắn, cái tên Hà Nội, Việt Nam đã, đang và sẽ xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông thế giới, trên các trang mạng xã hội, với vị thế, tư cách là một thành phố vì hòa bình góp phần kiến tạo hòa bình, giải quyết những “điểm nóng” trên thế giới, không chỉ riêng quan hệ Mỹ - Triều, hay khu vực Đông Bắc Á.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được lựa chọn là nơi tổ chức hội nghị rất quan trọng đối với hòa bình của nhân loại này. Gần 20 năm trước, ngày 16/7/1999, UNESCO đã trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” cho Hà Nội - thành phố duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có được vinh danh.

Hai thập kỷ đã trôi qua, Hà Nội tỏ rõ mình xứng đáng với danh hiệu ấy, với những đóng góp tích cực trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, trong việc xây dựng, phát triển Thủ đô, hết sức phù hợp với các tiêu chí mà

UNESCO đề ra về bình đẳng trong cộng đồng, xây dựng đô thị, giữ gìn môi trường sống, thúc đẩy phát triển văn hóa giáo dục, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ.

Tôi đã may mắn được đặt chân đến thủ đô của một số nước ở cả 5 châu, như Washington (Mỹ), Bắc Kinh (Trung Quốc), Moscow (Nga), Berlin (Đức), Wellington (New Zealand), Luanda (Angola)…; không có thành phố nào là toàn mĩ, hoàn hảo cả. Những tích cực, hạn chế về mọi mặt luôn đan xen. Hà Nội, hẳn nhiên cũng như vậy. Đến thủ đô nào, tôi cũng cố gắng tìm hiểu xem bạn bè nghĩ gì về Việt Nam, về Hà Nội. Ý kiến chung dễ thấy, đó là Hà Nội cổ kính kết hợp với hiện đại, phát triển rất nhanh những năm gần đây; đó là một thủ đô thân thiện, mến khách, yên bình, nhiều di tích, địa điểm để khám phá, nhưng… quá nhiều xe máy trên đường, tham gia giao thông hơi khó khăn… Nhưng đó cũng là một nét đặc trưng, sự thu hút, tò mò đối với bạn bè quốc tế, đặc biệt là du khách…

Từ lâu, Hà Nội đã là một điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách, để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế. Giờ đây, sau dấu ấn sâu đậm từ việc đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai, cái tên Hà Nội - thành phố vì hòa bình, sẽ càng tạo ấn tượng mạnh mẽ, tốt đẹp cho bạn bè quốc tế khắp năm châu, nhất là khi họ thấy hình ảnh các vị nguyên thủ quốc gia ăn bún chả, uống bia Hà Nội, đi bộ quanh Hồ Gươm, phố cổ, ngồi cà phê đường phố tấp nập, nhỏ xinh, bình yên, giản dị… 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khu hội trường B.

Cơ sở vật chất khang trang của trường đại học Luật Huế

GD&TĐ -  Là cơ sở đào tạo pháp luật hàng đầu khu vực miền Trung và Tây Nguyên, bên cạnh tiên phong phát triển chương trình đào tạo, Trường ĐH Luật, ĐH Huế cũng trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu của người học.

Minh họa/INT

Karaoke gây họa

GD&TĐ - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TPHCM vừa bắt khẩn cấp Bùi Hữu Khánh, 45 tuổi, để điều tra về hành vi 'gây rối trật tự công cộng'.

Sinh viên quốc tế được kết nối với doanh nghiệp Hàn Quốc.

Du học sinh muốn lập nghiệp tại Hàn Quốc

GD&TĐ - Cuộc khảo sát mới đây do Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) thực hiện cho thấy 71% sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc mong muốn được làm việc và sinh sống lâu dài tại quốc gia này.