Đà Nẵng: Phát triển kinh tế giai đoạn mới chú trọng nhân lực chất lượng cao

GD&TĐ - Tại buổi tọa đàm “TP Đà Nẵng 25 năm: Thành tựu và triển vọng”, các chuyên gia đã “hiến kế” nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Đà Nẵng chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giáo dục có chất lượng cao.
Đà Nẵng chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ngành Giáo dục có chất lượng cao.

Ưu tiên đầu tư cho ngành Giáo dục

Trình bày tham luận của mình tại tọa đàm, ông Bùi Văn Tiếng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TP Đà Nẵng - cho rằng, thành phố cần làm để chủ trương “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” đã nêu rõ tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa qua.

Theo ông Tiếng, muốn phát triển văn hóa tương xứng với phát triển kinh tế phải bắt đầu từ giáo dục và đào tạo nói chung, từ trường học nói riêng. “Trường học phải trở thành nơi trao truyền văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đồng thời cũng là “thành trì” để bảo tồn văn hóa”, ông Tiếng nhấn mạnh.

Ông Tiếng cho rằng, môi trường học đường phải là “thành trì” thậm chí là “thành trì” cuối cùng để bảo tồn và bảo vệ văn hóa. Muốn làm được điều đó, ngành Giáo dục và Đào tạo cần ưu tiên đầu tư đào tạo người thầy, đào tạo nguồn nhân lực ngành Giáo dục có chất lượng cao. Qua đó, góp phần gầy dựng văn hóa học đường.

Cũng theo vị Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TP Đà Nẵng, phát triển văn hóa xã hội tương xứng với phát triển kinh tế. Có nghĩa là cả ba lĩnh vực văn hóa, xã hội và kinh tế đều đạt mức phát triển tối đa, đều dựa vào nhau, thúc đẩy lẫn nhau để cùng phát triển. Kinh tế TP chậm phát triển thì cũng không đủ nguồn lực tài chính để thực hiện thành công các chương trình an sinh xã hội…

Trong phát triển kinh tế cần tránh lối tư duy tình thế, tạo ra sản phẩm văn hóa “mì ăn liền”. Bên cạnh đó, có lúc, có khi kinh tế phải nhường bước cho văn hóa xã hội.

Cũng theo ông Tiếng, ngày 8/9/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong đó quy định chi tiết 12 ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam gồm: Quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hóa.

Theo ông Bùi Văn Tiếng, trong 12 ngành ấy, thành phố hoàn toàn đủ năng lực cạnh tranh trên các lĩnh vực kiến trúc, thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hóa, nhất là lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, truyền hình và phát thanh. Đồng thời kiến nghị cần có kế hoạch phát huy các lợi thế để góp phần phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố.

Du lịch Đà Nẵng đang xây dựng triển khai kế hoạch khôi phục sau dịch Covid-19.
Du lịch Đà Nẵng đang xây dựng triển khai kế hoạch khôi phục sau dịch Covid-19. 

Cơ cấu ngành du lịch để phục hồi

Cũng tại tọa đàm, PGS.TS Phạm Trung Lương - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - cho rằng, sự thay đổi lớn nhất về du lịch của Đà Nẵng chính là từ một điểm trung chuyển, thành phố đã trở thành cửa ngõ miền Trung trong phát triển du lịch. Từ một điểm dừng chân để đi du lịch, Đà Nẵng đã trở thành một điểm đến lý tưởng. Đây là một trong những kỳ tích của du lịch.

PGS.TS Phạm Trung Lương cho hay, năm 2019, các con số tương ứng là 8,6 triệu lượt khách (3,5 triệu lượt khách quốc tế), thu nhập từ du lịch đạt 30.973 tỷ đồng. Nhìn lại năm 1997, thì lượng khách đến đã tăng gấp 20 lần và tăng gấp 30 lần lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng. Tỉ trọng đóng góp của du lịch vào kinh tế của thành phố đã đạt trên 28%.

Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch đã tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương. Chiếm đến 21% lao động của thành phố. Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế, cụ thể là việc quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều điều phải bàn. Ngoài ra, quản lý chất lượng dịch vụ để thực sự xứng đáng với đẳng cấp của một điểm đến du lịch quốc tế còn có vấn đề. Đặc biệt là sự mất cân đối trong phát triển thị trường du lịch.

“Năm 2018 chỉ có 2 thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và chiếm đến 80% lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng, điều này gây ra nguy cơ rủi ro rất lớn trong phát triển du lịch. Sản phẩm tuy đa dạng nhưng chưa có sản phẩm đặc thù riêng của thành phố”, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho hay.

Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, PGS.TS Phạm Trung Lương cho rằng, việc phát triển du lịch trong giai đoạn 2022 - 2025 sẽ phải đối diện với những khó khăn không nhỏ để phục hồi tăng trưởng du lịch, trước hết là tăng trưởng về khách.

Điều đầu tiên, phải xây dựng triển khai kế hoạch khôi phục sau dịch Covid-19, cần có sự nhận diện đánh giá một cách khoa học, toàn diện để từ đó nhận diện sự thay đổi về  “cầu” của thị trường du lịch trên thế giới, để điều chỉnh về “cung” sản phẩm, dịch vụ du lịch Đà Nẵng sau đại dịch.

“Cần bắt tay đào tạo ngay đội ngũ lao động ngành du lịch. Cụ thể hóa nội dung quy hoạch thành phố, dựa trên đó cơ cấu lại ngành du lịch nhằm khắc phục, đồng thời lồng ghép để vượt qua tác động của Covid-19. Điều quan trọng là xây dựng triển khai đề án quản trị rủi ro trong phát triển du lịch”, PGS.TS Phạm Trung Lương kiến nghị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.