Thói quen “chết người” sau khi ăn bỏ sớm bao nhiêu tốt bấy nhiêu

Thói quen gây hại sau khi ăn bỏ sớm bao nhiêu tốt bấy nhiêu, mọi thành viên trong gia đình cần nhớ rõ.

Thói quen “chết người” sau khi ăn bỏ sớm bao nhiêu tốt bấy nhiêu
thói quen gây hại sau bữa ăn
Sau bữa ăn bạn nên tránh những thói quen không tốt để không rước bệnh.

Hút thuốc lá sau khi ăn

Theo tin tức báo VTC News, hầu hết những người nghiện thuốc đều có thói quen châm một điếu thuốc sau khi bữa ăn kết thúc. Hút thuốc có thể làm giảm cảm giác no bụng là câu bao biện quen thuộc cho hành động có hại này.

Tuy nhiên, các thí nghiệm đã chứng minh rằng hút thuốc lá ngay sau bữa ăn có thể gây hại bằng việc hút 10 điếu liên tiếp. Mặc dù có thể giúp thư giãn nhưng thói quen này là nguyên nhân gây ra hội chứng IBS ruột kích thích và viêm loét đại tràng (loét dạ dày).

Khi ăn cơm xong, hoạt động của ruột và dạ dày được tăng cường, tuần hoàn máu ở đường tiêu hóa tăng nhanh. Nếu hút một điếu thuốc lá vào lúc này, lượng độc tố hấp thu vào cơ thể sẽ lớn hơn so với việc hút 10 điếu ở thời điểm khác. Thói quen này còn làm cho huyết quản trong niêm mạc dạ dày co hẹp lại, dẫn đến hiện tượng mất cân đối giữa độ axit và độ kiềm, khiến công năng dạ dày bị rối loạn.

Nới lỏng thắt lưng

Nới lỏng thắt lưng sau khi ăn no sẽ mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu. Nhưng việc nới lỏng thắt lưng sẽ dẫn đến sự chảy sệ của nội tạng trong khoang bụng, dạ dày cũng theo đó mà sệ xuống. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh sa dạ dày.

Tắm, đi bộ

Tắm sẽ khuyến khích lượng máu trong cơ thể dồn đến tứ chi, đồng nghĩa với việc giảm lượng máu chảy về phía dạ dày. Do đó hệ tiêu hóa sẽ làm việc trì trệ, chậm lại và kém hiệu quả hơn.

Cũng như vậy, đi bộ là một thói quen xấu khi vừa ăn xong. Đây là ý tưởng tồi vì nó dẫn tới hậu quả trào ngược axit và gây ra chứng khó tiêu. Nên đi bộ ít nhất 30 phút sau khi ăn, điều này hoàn toàn có lợi cho cơ thể.

Nằm nghỉ"

“Căng da bụng, chùng da mắt” là câu nói quen thuộc dùng để chỉ tình trạng sau khi ăn, thông thường mọi người đều cảm thấy buồn ngủ, kèm theo cảm giác uể oải.

Điều này được lý giải là do vào thời điểm đó, lượng máu được huy động phần lớn tập trung vào hệ tiêu hóa nên lượng máu ở não bộ giảm đi đáng kể. Chính lý do này khiến cho não và các cơ quan khác đều “buồn ngủ”. Tuy nhiên, nếu ăn xong mà ngủ ngay thì não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, kéo theo sự ngưng nghỉ của toàn bộ cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa.

Hệ quả thức ăn không được tiêu hóa triệt để, thậm chí thực phẩm còn sót lại trong cơ quan tiêu hóa bị vi khuẩn tấn công gây ra bệnh về dạ dày, đường ruột.

Theo phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ