"Những gì diễn ra cho thấy vô số biện pháp trừng phạt kinh tế do Mỹ dẫn đầu không làm thay đổi được tình hình và các nước đối thủ đang tìm mọi cách xích lại gần nhau hơn", nhà báo Mark Champion của hãng tin Bloomberg nhận xét.
Chi tiết thực tế của các cuộc đàm phán giữa Nga và Triều Tiên chưa được công bố, nhưng tình báo Anh cho biết một số thỏa thuận quân sự đã được thống nhất.
Theo báo cáo của các chuyên gia phương Tây, lô đạn dược đầu tiên từ Triều Tiên đến Nga đã có vào năm ngoái, nhưng giờ đây dòng chảy này có thể mạnh mẽ hơn nhiều.
"Có thể nhiều người thắc mắc tại sao Nga không thể làm được điều Ukraine đang làm? Suy cho cùng, Kyiv cũng nhận được vũ khí, đạn dược từ nhiều nước trên thế giới. Nhưng suy cho cùng vẫn có sự khác biệt giữa việc giúp đỡ phòng thủ và tấn công", nhà báo Champion viết.
Ngoài ra cần để ý đến một thực tế khác, Chủ tịch Kim nói rõ rằng ông đến thăm Nga để xây dựng một liên minh “chiến lược” chống lại Mỹ, chứ không chỉ để buôn bán đạn dược.
Một liên minh chính trị - quân sự giữa Nga và Triều Tiên đã hình thành? |
Bài học cho Washington là thời kỳ 30 năm không có đối thủ ngang tầm của phương Tây đã kết thúc.
Tất nhiên trước đây Hoa Kỳ và châu Âu đã phải đối phó với nhiều quốc gia và đối thủ cạnh tranh, cũng như những kẻ khủng bố quốc tế như IS hay Al-Qaeda.
Tuy nhiên không có đối thủ chiến lược nào lại hành động một cách cứng rắn, đàng hoàng và có nguồn lực đủ để chống lại phương Tây.
Bây giờ Nga đang tập hợp một nhóm đa dạng các quốc gia cùng chí hướng cho mục tiêu của mình.
Đầu tiên là Iran, mặc dù mối quan hệ giữa Moskva với Tehran không phát triển cho đến năm 2015. Sau đó đến Trung Quốc, Ấn Độ và cuối cùng là Triều Tiên.
Với những các đồng minh như vậy, ý tưởng về các quốc gia đối thủ riêng lẻ với Mỹ có thể không còn ý nghĩa nữa, khi họ trở thành một khối đủ khả năng gây ra cạnh tranh đáng kể.
Tác giả tin rằng đây chưa phải là Chiến tranh Lạnh đã quay lại, cho đến nay chỉ là một phiên bản đơn giản hóa, nhưng các sự kiện đang diễn biến theo chiều hướng như vậy.
Trước thực tế trên, phương Tây cần xem xét nghiêm túc hơn những gì Tổng thống Nga Vladimir Putin và các đồng minh đang nói, bởi tình hình nếu mất kiểm soát sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề.
Cuộc tập trận Air Defender 23 của NATO tại Đức nhằm mục đích "răn đe" Nga. |