Thời điểm nào thai nhi dễ bị dị tật nhất?

Thai nhi những tháng đầu sợ nhất là nhiệt độ cao. Vì vậy nếu mẹ làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao cần hạn chế tiếp xúc và cũng nên tránh môi trường bị ô nhiễm.

Thời điểm nào thai nhi dễ bị dị tật nhất?

Mang một thai nhi trong bụng chắc chắn mẹ bầu nào cũng đặc biệt chú ý đến sự phát triển của bé và luôn làm những việc tốt nhất để thai nhi phát triển tốt, nhất là phòng ngừa được dị tật.

Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết có những thời điểm thai nhi rất dễ bị dị tật và mẹ cần đặc biệt lưu ý đến việc ăn uống cũng như mọi hoạt động trong giai đoạn này.  

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thời điểm trứng mới được thụ tinh từ 3-8 tuần là giai đoạn em bé chưa ổn định trong tử cung mẹ và đồng thời cũng là giai đoạn dễ gây quái thai nhất.  

 Đây chính là thời điểm thai nhi dễ bị quái thai nhất, mẹ bầu phải lưu ý!

Thời điểm trứng mới được thụ tinh từ 3-8 tuần là giai đoạn em bé chưa ổn định trong tử cung mẹ, đồng thời cũng là giai đoạn dễ gây quái thai nhất.  

Đây là giai đoạn các tế bào phôi thai đang phân chia các cơ quan và các mô khác nhau nên rất nhạy cảm với các loại thuốc, hóa chất, phóng xạ, ô nhiễm môi trường…

Nếu người mẹ mang thai tiếp xúc phải sẽ có thể khiến thai nhi bị chậm phát triển thần kinh, các chi không đầy đủ, dị tật vùng mặt và nhiều dị tật khác.  

Ở tuần thai 3-8 cũng là khi trái tim thai nhi hình thành. Ngoài ra, não bộ, mắt, tai, tay, chân cũng phát triển nhanh chóng. Đến khi được 8 tuần tuổi, phôi thai đã được gọi là thai nhi chính thức.  

Trong thời gian 3-8 tuần, để phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật, mẹ bầu cần chú ý:  

Bổ sung axit folic  

Phụ nữ được khuyên nên bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai để ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh. Lượng axit folic cần được bổ sung trước khi mang bầu 3-6 tháng và trong giai đoạn đầu thai kỳ là 400mgc mỗi ngày. 

 Đây chính là thời điểm thai nhi dễ bị quái thai nhất, mẹ bầu phải lưu ý!

Phụ nữ được khuyên nên bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai để ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh.  

Tránh mệt mỏi  

Giai đoạn đầu thai kỳ thai nhi mới hình thành nên mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh gắng sức sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.  

Tránh môi trường có nhiệt độ cao, môi trường ô nhiễm  

Phôi thai những tháng đầu sợ nhất là nhiệt độ cao. Vì vậy nếu mẹ làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao cần hạn chế tiếp xúc và cũng nên tránh môi trường bị ô nhiễm.  

Thực hiện sàng lọc dị tật  

Những xét nghiệm sàng lọc dị tật được thực hiện ở tuần 12 thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.  

Không tự ý dùng thuốc  

Dù bị bất cứ vấn đề gì, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc. Đặc biệt lưu ý không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào sẽ dễ gây dị tật thai nhi.  

 Đây chính là thời điểm thai nhi dễ bị quái thai nhất, mẹ bầu phải lưu ý!

Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc gì.   

Từ bỏ những thói quen xấu  

Sau khi đã mang thai, mẹ không chỉ sống cho mình mà còn sống vì em bé trong bụng. Vì vậy mẹ nên từ bỏ ngay thói quen thức khuya, hút thuốc, uống rượu… bởi những việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, dễ khiến thai nhi bị dị tật.  

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng  

Các mẹ mang thai đặc biệt giai đoạn đầu cần chú ý đến chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, cân bằng và tuyệt đối tránh những đồ ăn tái sống để ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai.  

Các bà mẹ có ý định mang thai nên lưu ý chuẩn bị sức khỏe, khám sức khỏe từ 3-6 tháng trước để chuẩn bị tinh thần cũng như sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ. Bởi giai đoạn 3-8 tuần rất nhiều bà mẹ không hề biết mình mang thai nên không thể chuẩn bị tốt nhất cho em bé trong bụng.

Theo Emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ