Thỏa thuận chia sẻ tin tình báo Nhật - Hàn bị phản đối dữ dội

Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản và Hàn Quốc tạo ra bất ổn trên bán đảo Triều Tiên sau khi hai quốc gia này ký một thỏa thuận gây tranh cãi về chia sẻ thông tin tình báo. Tại Hàn Quốc, thỏa thuận cũng bị người dân nước này phản đối.

Thỏa thuận chia sẻ tin tình báo Nhật - Hàn bị phản đối dữ dội
Thoa thuan chia se tin tinh bao Nhat - Han bi phan doi du doi - Anh 1

Người biểu tình Hàn Quốc phản đối thỏa thuận.

Hàn Quốc nói rằng thỏa thuận là cần thiết để đối phó với mối đe dọa quân sự ngày càng gia tăng từ Bình Nhưỡng sau khi nước này dã tiến hành hai vụ thử hạt nhân trong năm nay - theo South China Morning Post.

Với thỏa thuận, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chia sẻ nhiều thông tin tình báo hơn về an ninh khu vực, đặc biệt liên quan đến việc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc nói rằng Bình Nhưỡng sẵn sàng thử hạt nhân và phóng tên lửa bất kỳ thời điểm nào.

"Vì chúng ta giờ đây có thể sử dụng năng lực tình báo của Nhật để xử lý hiệu quả với mối đe dọa tên lửa và hạt nhân đang leo thang từ phía Triều Tiên, điều đó sẽ thúc đẩy an ninh của chúng ta" - tuyên bố của Hàn Quốc viết.

Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói rằng Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn còn "tâm trạng chiến tranh lạnh" và thỏa thuận có thể "làm căng thẳng hơn sự đối lập và đối đầu trên bán đảo Triều Tiên".

"Tình hình trên bán đảo Triểu Tiên rất nhạy cảm và phức tạp. Các nước liên quan cần tôn trọng những quan ngại an ninh của các nước trong khu vực khi tiến hành hợp tác quân sự, thay vì chọn sự đối lập" - ông Geng nói.

Còn Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho rằng thỏa thuận cho phép hai chính phủ "chia sẻ thông tin một cách suôn sẻ và quyết đoán hơn".

Nhật và Hàn Quốc hiện coi Washington là bên trung gian khi chia sẻ thông tin tình báo quân sự về Bình Nhưỡng theo thỏa thuận ký năm 2014.

Thỏa thuận mới gây tranh cãi ở ngay Hàn Quốc, nơi di sản việc Nhật thống trị những năm 1910 -1945 còn khá sâu sắc và gây ra tình cảm chống Nhật và sự tin rằng Nhật chưa chuộc tội đầy đủ vì những gì gây ra thời kỳ đó.

Hai nước đã chuẩn bị ký một thỏa thuận chia sẻ tình báo vào tháng 6.2012, nhưng phía Hàn Quốc rút lại vì sự phản đối của dư luận.

Nhấn mạnh đến những thiết bị giám sát và vị trí địa lý của Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói rằng thỏa thuận sẽ giúp đỡ rất nhiều trong việc phân tích tốt hơn các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, thu thập được nhiều thông tin tình báo hơn về tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của nước này.

Theo Lao Động

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.