Thổ Nhĩ Kỳ: Phát hiện pháo đài 3.000 tuổi dưới lòng hồ

GD&TĐ - Một lâu đài bị mất tích 3.000 năm tuổi đã được các thợ lặn phát hiện ở hồ Van – Thổ Nhĩ Kỳ. Những tàn tích của lâu đài này được cho là của một pháo đài của nền văn minh Urartu đã phát triển mạnh trong thời kỳ đồ sắt từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.  

Một pháo đài cổ đã được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ
Một pháo đài cổ đã được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ

Việc phát hiện trên do các nhà khảo cổ của trường đại học Van Yuzuncu Yil thực hiện kết hợp với một nhóm thợ lặn.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Andalou Agency, người quay phim dưới nước, cũng là nhóm trưởng nhóm lặn Tahsin Ceylan đã giải thích rằng các thợ lặn khác và các nhà khảo cổ vốn quen với hồ nước đã tư vấn cho nhóm lặn.

Tưởng chừng họ sẽ không tìm thấy gì dưới nước nhưng cuối cùng họ đã phát hiện thấy tàn tích đặc biệt của một khu vực rộng lớn kéo dài gần gần một km. Mặc dù đã ở dưới nước hàng thế kỷ nhưng chiều cao của một số phần thấy được của các bức tường còn lại của pháo đài vẫn cao tới hơn 3 mét.

Ông Ceylan nói với báo giới rằng “nhiều  nền văn minh và con người đã định cư quanh hồ Van. Họ cho rằng ở đây có rất nhiều điều bí ẩn. “Với niềm tin này, chúng tôi đang làm việc để tiết lộ bí mật của hồ nước đã có lịch sử 600.000 năm này” – ông Ceyland cho biết thêm – “Thật là điều kỳ diệu khi tìm thấy lâu đài này dưới nước. Các nhà khảo cổ sẽ tới đây để xem lịch sử lâu đài và cung cấp thông tin về nó”.

Urartu còn gọi là Vương quốc Van – là một quốc gia cổ xưa trải dài các vùng đất mà ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và Iran. Hồ Van được cho là một sự tập trung quan trọng đối với nền văn minh.

Đây không phải là phát hiện đầu tiên tại hồ. Năm ngoái, nhóm khảo cổ cũng đã tìm thấy một khu vực thạch nhũ lạ kỳ có diện tích 2,4 km mà họ gọi là “những ống khói cổ tích dưới nước”

Theo The Independent

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ