Thổ Nhĩ Kỳ chịu được áp lực của Mỹ khi quyết định mua S-400

GD&TĐ - Cuộc đảo chính vũ trang đi vào lịch sử ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016 là một trong những thất bại lớn nhất của chính sách đối ngoại của Mỹ.  

Thổ Nhĩ Kỳ chịu được áp lực của Mỹ khi quyết định mua S-400

Bởi sau sự kiện, Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện sự "cứng đầu" khi dám đối đầu với đối tác và đồng minh của họ trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Đặc biệt, điều này được thể hiện trong việc Thổ Nhĩ Kỳ mua lại hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Hurriet của Thổ Nhĩ Kỳ, tổng thư ký báo chí của tổng thống Nga, Dmitry Peskov nói rằng, áp lực của Washington không ảnh hưởng đến Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua lại tổ hợp tên lửa của Nga. Ông nói rằng tất cả các hợp đồng đã được ký kết, các khoản vay đã được cấp, các khoản thanh toán đã thực hiện xong.

Theo Peskov, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số ít các quốc gia có thể thể hiện sự kháng cự dưới áp lực của Mỹ thông qua các biện pháp hợp pháp và bất hợp pháp.

Hiểu rộng hơn ý kiến của Dmitry Peskov, cần nói thêm rằng tình hình đối đầu hiện nay giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ là một dấu hiệu của sự khủng hoảng trong NATO.

Nếu cứ tiếp tục như vậy, hoàn toàn có khả năng chúng ta sẽ chứng kiến sự sụp đổ của Liên minh Bắc Đại Tây Dương và việc thiết lập lại châu Âu là điều có thể xảy ra.

Theo Topcor.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ