Thờ Mẫu Tam phủ và thực hành nghi thức tín ngưỡng sao cho đúng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Xuân về, các đền, phủ lại thực hành nghi thức tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ, nhưng  làm sao cho đúng là điều cần lưu ý.

 Nét đẹp văn hóa Tín ngưỡng thực hành nghi thức thờ Mẫu Tam phủ.
Nét đẹp văn hóa Tín ngưỡng thực hành nghi thức thờ Mẫu Tam phủ.

Giá trị của tín ngưỡng

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Người dân thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng với các vị Thánh Mẫu cai quản miền trời, rừng, nước, những nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại có công với nước, với dân.

Viện trưởng Viện Phát triển Văn hóa dân tộc Trần Văn Nam cho biết: Là một trong những di sản chứa đựng nhiều giá trị nhân văn và mang bản sắc độc đáo của sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng người Việt, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc (UNESCO) xét duyệt và ghi danh tại danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Đến nay di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã và đang ngày một phát triển, lan tỏa sâu rộng ra nhiều vùng, miền trên cả nước, góp phần quan trọng vào việc khẳng định giá trị tinh thần, truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng của cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã và đang tạo ra sợi dây tinh thần kết nối cộng đồng trong việc thực hành tín ngưỡng, tôn giáo trong điều kiện phát triển xã hội đương đại.

Nghệ nhân ưu tú về tín ngưỡng thờ Mẫu - bà Nguyễn Thị Kim Loan chuẩn bị cho nghi thức hầu đồng.

Nghệ nhân ưu tú về tín ngưỡng thờ Mẫu - bà Nguyễn Thị Kim Loan chuẩn bị cho nghi thức hầu đồng.

GS.TS Trương Quốc Bình, nguyên Cục trưởng Cục Di sản, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chỉ rõ: UNESCO song hành cùng chính phủ Việt Nam, năm 2003, thế giới đã đưa ra danh sách di sản phi vật thể của nhân loại và di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Việt Nam có 15 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh. Dưới sự tư vấn, hỗ trợ của chuyên gia UNESCO, Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam đã được ghi danh chính thức, góp phần tôn vinh và lan tỏa giá trị văn hóa di sản.

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, một trong những giá trị văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và phát triển, trong điều kiện phát triển xã hội vấn đề đặt ra là thực hành sao cho đúng, tránh việc hiểu làm sai tín ngưỡng để thực hiện những mục đích khác. Đây là vấn đề đặt ra cho các cấp quản lý văn hóa, đặc biệt trong đó là người dân, trách nhiệm của những ngược thực hành tín ngưỡng trong cộng đồng dân cư – Viện trưởng Trần Văn Nam nhấn mạnh.

Báu vật nhân văn

Ngày 1/12/2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Không chỉ mỗi dịp lễ tết, nghi thức này đến nay đã rất phổ biến trong cộng đồng Lễ có thể thực hành ở nhiều thời gian và địa điểm trên cả nước. Để thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt phát huy giá trị trường tồn, cần có sự giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân, người thực hành di sản này.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan thực hành nghi lễ.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan thực hành nghi lễ.

Đưa ra minh chứng UNESCO luôn quan tâm đến cộng đồng, coi cộng đồng là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa, GS.TS Bùi Quang Thanh, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện phát triển văn hóa dân tộc cho rằng: Vai trò của cộng đồng là không gian lan tỏa của di sản, các nghệ nhân giúp cho sự lan tỏa bén rễ vào đời sống văn hóa. Cần tuyệt đối tránh sự biến tướng của nghi thức tín ngưỡng thờ mẫu. Trong đó hầu đồng phải gắn với không gian văn hóa, phải trong không gian phủ đền chùa, không gian thiêng.

Thực tế cho thấy, sự phát triển nở rộ về thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ ở nhiều nơi, bên cạnh những yếu tố tích cực, thì một số hoạt động đã có biến tướng. Đó là loạn thanh đồng, thay đổi trang phục hầu đồng, sáng tác văn hầu một cách thái quá, xuất hiện một số người giàu có, có nhu cầu thể hiện, coi hầu đồng là một thứ ăn chơi, khoe của. Nhiều tân đồng bắc ghế hầu thánh với nhiều giá hầu biến thái về trang phục, trang sức, vũ đạo hay mượn bóng thánh nhập đồng để phán truyền, trục lợi, xin tiền.

Nghệ nhân ưu tú về tín ngưỡng thờ Mẫu, bà Nguyễn Thị Kim Loan, từ thực tế hoạt động bà Loan cho rằng: Với những người thực hành tín ngưỡng, không khó để nhận sự phát triển nóng với sức lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên sự phát triển nóng này dẫn đến các hình thức thực hành lệch chuẩn. Đã đến lúc các thanh đồng cần cần nhận thức vai trò, trách nhiệm trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam được lưu giữ trong tín ngưỡng thờ Mẫu để tín ngưỡng thực sự như báu vật nhân văn.

Tránh biến tướng làm sai lệch giá trị của di sản, ông Nguyễn Hữu Thức, nguyên Vụ trưởng Vụ văn hóa văn nghệ, Ban Tuyên giáo trung ương, cho rằng: Nhà nước không hề trói buộc sáng tạo của các chủ thể tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Văn hóa là sáng tạo, quá trình phục hồi tín ngưỡng thờ Mẫu là dịp chúng ta kiểm chứng lại giá trị văn hóa, tiếp tục sáng tạo đúc rút từ thực tiễn để nâng cao hơn nữa giá trị văn hóa đặc sắc của tín ngưỡng này phục vụ đông đảo nhu cầu văn hóa của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Theo thư tịch và huyền thoại, Mẫu Liễu Hạnh là tiên nữ giáng trần, làm người rồi quy y Phật giáo, được tôn vinh làm “Mẫu nghi thiên hạ”, một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt. Từ thế kỷ 16, tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và trong tâm thức người dân, đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống con người.

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là nghi lễ lên đồng và lễ hội, thông qua các yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng trong lên đồng và lễ hội, người Việt thể hiện quan điểm của mình về lịch sử, di sản văn hóa, vai trò của giới và bản sắc tộc người. Đến nay nghi thức này đã lan tỏa trong cộng đồng góp phần giáo dục truyền thống cho người dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.