Thợ khai thác đá quý phát hiện hóa thạch "quái vật biển" cổ đại

Bộ xương thuộc về một loài thằn lằn biển ăn thịt lớn sinh sống cùng thời với khủng long cách đây 70 triệu năm.

Thợ khai thác đá quý phát hiện hóa thạch "quái vật biển" cổ đại
Đồ họa mô phỏng chi thằn lằn biển Tylosaurus. Ảnh: Prehistoric Animals.

Đồ họa mô phỏng chi thằn lằn biển Tylosaurus. Ảnh: Prehistoric Animals.

Hóa thạch của một loài thằn lằn biển thời tiền sử đã tình cờ được tìm thấy vào tháng trước bởi những người thợ khai thác đá quý tại khu vực Bearpaw, một thành hệ địa chất ở tỉnh Alberta, miền tây Canada.

Bộ xương dài 7 m, gần như hoàn chỉnh, nhiều khả năng thuộc về một con Tylosaurus trong họ Thương long (Mosasaur) sinh sống trên Trái Đất cách đây 70 triệu năm.

Hóa thạch được lưu giữ bên trong các phiến đá bùn màu đen, loại đá trầm tích hạt mịn có thành phần là sét hay bùn. Donald Henderson, người phụ trách nhóm khảo cổ từ Bảo tàng Hoàng gia Tyrrell, cho biết địa điểm phát hiện hóa thạch trước đây từng nằm dưới đại dương, thuộc vùng biển Western Interior kéo dài từ vịnh Mexico đến biển Bắc Cực.

]Một mảnh xương hóa thạch thằn lằn biển được tìm thấy ở Alberta. Ảnh: Live Science.

Một mảnh xương hóa thạch thằn lằn biển được tìm thấy ở Alberta. Ảnh: Live Science.

Bearpaw là khu vực nổi tiếng với nhiều phát hiện hóa thạch. Những người khai thác mỏ và đá quý tại đây thường tìm thấy từ một đến hai bộ xương thằn lằn biển mỗi năm. Vì vậy, phát hiện mới không quá bất ngờ đối với các nhà khảo cổ. Tuy nhiên, những cuộc khai quật không phải lần nào cũng tìm được một bộ xương hoàn chỉnh như vậy.

Thương long là động vật bò sát, không phải khủng long. Chúng được xem là những kẻ săn mồi đầu bảng thời cổ đại, chủ yếu ăn cá, rùa, cúc đá và thậm chí là những loài thằn lằn biển khác nhỏ hơn. Một trong những vũ khí săn mồi đáng sợ nhất của chúng là chiếc miệng rộng với những chiếc răng sắc nhọn, uốn cong về phía sau.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ