Thiếu kỹ năng sống, trẻ em vô tâm và có xu hướng bạo lực

Hiện nay, bạo lực học đường là vấn đề đang diễn ra phức tạp và đáng suy nghĩ không chỉ của cha mẹ, thầy cô mà còn của cả xã hội.

Thiếu kỹ năng sống, trẻ em vô tâm và có xu hướng bạo lực

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cuối năm 2014, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Điều nghiêm trọng nhất là những hành động phi chuẩn mực này được giới trẻ chấp nhận và coi là bình thường. Các em lôi kéo bạn bè đánh nhau, hành hung thầy cô giáo trong khi nhiều học sinh khác đứng xem thờ ơ, thậm chí cổ vũ, quay clip.

Ngày 14/10/2014, nữ sinh Quyền Thị Phương H., học lớp 11A4, trường THPT Từ Đà, Phú Thọ sau khi bị bạn hành hung đã rơi vào tình trạng không thể nói được. Chiều ngày 18/3/2015, em Nguyễn Trịnh Thu T., lớp 6A6 Trường THCS Hùng Vương, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang bị một nhóm học sinh lớp 8 vây đánh “hội đồng” ngay trong trường học. Điều đáng nói là sự thờ ơ và quan điểm coi chuyện đánh nhau giữa học sinh là hết sức bình thường của chính thầy hiệu trưởng. 

Nghiêm trọng hơn, các em còn liên hệ với những đối tượng xấu bên ngoài trường học để giải quyết mâu thuẫn. Ngày 1/4/2015, em Nguyễn Minh T. sinh năm 2001, Trường THCS Xuân Diệu, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đã thuê xã hội đen dùng dao đâm bạn cùng lớp Phạm Kỳ A. chỉ vì xích mích trên mạng xã hội Facebook.

PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều Tra Dư Luận Xã Hội, Viện xã hội học khẳng định giáo dục là yếu tố hàng đầu để giải quyết vấn đề này: “Thiếu giáo dục, không được rèn luyện đầy đủ trong môi trường lành mạnh thấm đẫm giá trị nhân văn làm con người dễ dãi trong ứng xử, dẫn đến xử sự vị kỉ và hành vi phản giá trị”.

Hiện nay, chương trình giáo dục ở nhiều trường chú trọng vào các môn học được coi là chính như Toán, Lý, Hóa; quá tập trung trong việc phải có kiến thức để có điểm cao mà xem nhẹ việc giáo dục đạo đức và các kĩ năng sống. Theo Cô Phạm Thị Minh An, phó chủ tịch hội đồng Khoa học trường PTLC Olympia: “Giáo dục nhân cách mới là mục tiêu cuối cùng của giáo dục”.

Thiếu kĩ năng sống, thiếu trải nghiệm và định hướng, học sinh dễ trở thành những con người vô tâm, có xu hướng bạo lực. Vì thế, không chỉ giáo dục ở trường học, cha mẹ cũng cần liên hệ chặt chẽ với thầy cô để tạo ra môi trường phát triển toàn diện cho các em.

Nhiều cha mẹ cho rằng con cần học nhiều, không cần động tay động chân vào việc nhà. Đây là một quan niệm chưa đúng vì làm việc nhà giúp các em biết yêu lao động, hiểu được giá trị của lao động và biết giúp đỡ cha mẹ.

Cô Minh An cũng chia sẻ: "Như Bác Hồ đã dạy: Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên, giáo dục phải là mọi lúc mọi nơi, mọi người đồng tâm hiệp lực và có cùng một quan điểm”. Kết hợp giáo dục tri thức với nhân cách chính là phương pháp mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giảm tỉ lệ bạo lực học đường.

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Máy trồng chanh dây tự động giải phóng sức lao động cho người nông dân.

Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng

GD&TĐ - Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng có thể thực hiện tự động tất cả các khâu, giúp tiết kiệm chi phí nhân công và nâng cao năng suất vườn ươm.