Thị trường nhạc trẻ: Gạn đục khơi trong

GD&TĐ - Thời gian qua, những ca khúc với lời lẽ, hình ảnh không lành mạnh, cổ xúy cho lối sống bất cần, phá phách trong thanh thiếu niên đang là hồi chuông cảnh báo vấn nạn nạn nhạc “sạn”, nhạc “rác”. Đặc biệt, các trang nghe nhạc trực tuyến lớn đã góp phần không nhỏ để “tiếp tay” cho việc lan truyền trong giới trẻ.

Thị trường nhạc trẻ:  Gạn đục khơi trong

Tràn lan ca khúc “rác”

Mới đây, chỉ sau 2 tháng tung lên YouTube, ca khúc rap “Quăng tao cái boong” của chàng trai Huỳnh James và Pjnboys đã có hơn 22 triệu lượt xem và hàng chục nghìn lượt like. Tính đến thời điểm này, lượng xem ca khúc đã gần 88.000 lượt. Có thể thấy, lượng người nghe, xem, download ca khúc này rất cao, thậm chí là “ngang ngửa” so với nhiều ca khúc nổi tiếng của các nghệ sỹ tên tuổi hiện nay.

Điều đáng lo ngại là nội dung ca từ của “Quăng tao cái boong” lại không thực sự lành mạnh như những bài rap thông thường. Chính phần ca từ nhạy cảm đã vấp phải nhiều tranh cãi. Lý do đến từ việc ca từ mang tính cổ xúy việc… hút chích, nghiện ngập trong giới trẻ.

Thị trường nhạc Việt từng có những ca khúc mà chỉ mới nghe đến tựa đề bài hát đã “hết hồn” như: “Ô mai chuối”, “Không cảm xúc”, “Anh không đòi quà”, “Đẹp trai thì mới có nhiều đứa yêu”… Điều đáng nói là những ca khúc này không chỉ xuất hiện trên YouTube, những ca khúc đó lại còn xuất hiện ở nhiều trang nghe nhạc trực tuyến nên sự ảnh hưởng, lan truyền lại càng lớn. Liệu những ca khúc này có “ăn mòn” tư duy, cảm xúc của giới trẻ Việt?

Trong thời kỳ bùng nổ Internet hiện nay, các nhóm nhạc, thậm chí những người yêu thích ca nhạc có thể tự quay clip, sau đó đưa lên YouTube để giới thiệu sản phẩm của mình mà không phải trải qua bất kỳ sự kiểm duyệt nào từ các cơ quan quản lý văn hóa. Chính vì vậy, chắc chắn dẫn đến tình trạng ca khúc “rác” vẫn được lưu hành, thậm chí là cập nhật liên tục.

Cần siết chặt công tác kiểm duyệt ca khúc

Trao đổi về vấn đề này, nhạc sĩ Lê Mây cho rằng, phải chấp nhận một thực tế rằng, thị hiếu nghe nhạc của giới trẻ hiện nay khác so với những thế hệ đi trước. Họ thích những ca khúc về đề tài xã hội, gần gũi trong cuộc sống với giai điệu vui tai, sôi động.

Tuy nhiên, những sản phẩm âm nhạc “rác” như đã đề cập ở trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ. Những ca khúc đề cập nhiều đến sự hưởng thụ cuộc sống, được minh họa bằng hình ảnh ăn chơi sa đọa sẽ cổ xúy giới trẻ lối sống cá nhân, vị kỷ, chỉ biết ăn chơi mà không quan tâm đến gia đình và tương lai của mình. Đây thực sự là vấn đề rất đáng lo ngại.

Theo nhạc sĩ Lê Mây, âm nhạc với tư cách là một loại hình nghệ thuật độc lập, ngoài chức năng giải trí, thẩm mỹ, còn có chức năng giáo dục. Các nhà quản lý cần phải siết chặt công tác kiểm duyệt ca khúc, trong đó các trang nghe nhạc trực tuyến phải là một công cụ kiểm duyệt, nơi “sàng lọc”, loại bỏ những ca khúc “rác”, “nhảm”, “trái với thuần phong mỹ tục”.

Hiện nay, khán giả đang có xu hướng ưa chuộng các ca khúc càng đơn giản, càng ít từ ngữ càng tốt, đi thẳng vào vấn đề và gần gũi với cuộc sống. Tuy nhiên, cần phân biệt khái niệm “giản dị” và “dễ dãi”. Các ca khúc hiện nay đang được lưu hành thiên về sự dễ dãi, tầm thường, chứ không phải là sự giản dị, trong sáng.

Câu chuyện nhạc rác đã tồn tại từ lâu trên thị trường nhạc trẻ. Thanh tra Bộ VH-TT&DL cũng từng xử phạt hai trang nghe nhạc trực tuyến là Chacha.vn và Nhacvui mỗi trang 8 triệu đồng do phổ biến bản ghi âm bài hát “Phiếu bé ngoan”, “Tan Ka Ka” (Ganja) có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của Việt Nam. Thế nhưng, dường như những xử phạt trên vẫn chưa đủ mạnh trong việc đẩy vấn nạn nhạc “sạn”, nhạc “rác”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.