Hai tháng trước, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đã hứa sẽ cố gắng hết sức để giúp mọi người không mất việc. Tuy nhiên, sau đó, tỷ lệ thất nghiệp tại thị trường lao động lớn nhất châu Âu đã tăng nhiều hơn cả trong thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.
Ấn phẩm lưu ý rằng, nghỉ phép tạm thời chỉ có thể trì hoãn sự mất việc cho nhiều người, nhưng không ngăn chặn được sự sụp đổ. Do nền kinh tế sẽ gặp khó khăn trong một thời gian dài, nhiều công ty vẫn sẽ phải đương đầu với rủi ro. Nhà kinh tế Martin Muller, chuyên gia về thị trường lao động Đức tại KfW, lưu ý rằng "nếu việc kiểm dịch kéo dài quá lâu, nhiều người làm việc theo hợp đồng tạm thời có thể sẽ thất nghiệp."
Theo một nghiên cứu của Crif Buergel cho thấy, 29.000 công ty Đức sẽ phá sản trong năm nay. Gần 1/5 các công ty được Ifo khảo sát đã quyết định cắt giảm nhân viên vào tháng Tư. Các chuyên gia tin rằng, trong năm 2020, số người thất nghiệp sẽ lên đến khoảng ba triệu người (hơn 800 nghìn so với năm ngoái).
Vào giữa tháng Năm, được biết nền kinh tế Đức đã trải qua sự suy giảm kỷ lục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Trong quý đầu tiên, GDP đã giảm 2,2% so với ba tháng cuối năm 2019.