Nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán tiếp tục gặp khó

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tình hình lạm phát thế giới gia tăng là một trong các nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục cảnh bán tháo.

Thị trường chứng khoán tiếp tục gặp khó

Chứng khoán thế giới bị bán tháo dữ dội

Hiệu ứng Dow Jones Industrial Average tại Mỹ lao dốc đêm 13/9 (theo giờ Việt Nam) đã ảnh hưởng trực tiếp đến Vn-Index trong phiên 14/9.

Theo đó, chỉ số Dow Jones bốc hơi đến 1.276,37 điểm, tương đương 3,94%. Đây là phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng 2 năm trở lại đây trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Chỉ số S&P 500 tại Mỹ cũng mất đến 632 điểm, tương đương 5,16%, trong đó, cổ phiếu liên quan Facebook là Meta mất 9,4% giá trị và công ty sản xuất chíp của Mỹ Nvidia cũng mất gần 10% giá trị.

Mức giảm điểm này đã đánh bay tất cả nỗ lực phục hồi của thị trường Mỹ từ đầu tháng 9 đến nay và có thể tiếp tục giảm thêm điểm trong những phiên tới.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng khoán Mỹ lao đao là do tình hình lạm phát tại Mỹ chưa có dấu hiệu dừng lại.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng hơn 0,1% so với tháng trước. Tình hình lạm phát có thể dẫn đến quyết định tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản để hãm đà lạm phát.

Phiên giảm điểm kỷ lục của Dow Jones ngay lập tức tác động đến tình hình chung của thế giới.

Vn-Index tiếp tục bị bán mạnh sau hiệu ứng Dow Jones.

Vn-Index tiếp tục bị bán mạnh sau hiệu ứng Dow Jones.

Tại Châu Âu, chỉ số FTSE 100 giảm 1.17%, tương đương 87.17 điểm so với phiên trước. Chỉ số Dax cũng bốc hơi đến 213 điểm, tương đương 1.59% và chỉ số CAC cũng mất 87 điểm.

Chứng khoán Châu Á cũng chứng kiến phiên bán tháo rất mạnh khi Nikkei 225 của Nhật Bản (tính đến 10 giờ sáng 14/9) đã bốc hơi đến 622 điểm - tương đương 2.18%). Chỉ số Hang Seng cũng bốc hơi đến 476 điểm, tương đương 2.46%.

Ngoài ra, các chỉ số của SSE, KOSPI cũng bị bán tháo rất mạnh

Tại Việt Nam, chỉ số Vn-Index cũng giảm 14 điểm (tính đến 10 giờ sáng), đà bán tháo lan rộng toàn thị trường và thanh khoản tiếp tục ở mức thấp.

Nhóm đầu tư công như FCN, CII, HBC, HHV, C4G... và một số mã cổ phiếu nhóm dầu khí PVB, PVS là điểm sáng duy nhất của thị trường khi giữ được sắc xanh.

Nhà đầu tư nên làm gì?

Đà bán tháo trên thị trường phản ánh tâm lý bi quan của nhà đầu tư đối với xu hướng thị trường sắp tới.

Theo phân tích kỹ thuật, chỉ báo MACD của Vn-Index bắt đầu vào vào phân kỳ âm từ 29/8. Đến nay, phân kỳ âm tiếp tục gia tăng trong phiên 14/9. Đây là dấu hiệu cho thấy, xu hướng thị trường có thể tiếp tục giảm điểm trong thời gian tới.

Trước những diễn biến mới của thị trường chứng khoán trong nước và thế giới, nhà đầu tư Nguyễn Mạnh Thiệp cho rằng, nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng tâm lý - ít nhất là ở đầu phiên. Tuy nhiên, lực cầu có thể xuất hiện trở lại ở vùng 1.240 và xa hơn là 1.215.

Theo nhà đầu tư Nguyễn Mạnh Thiệp, xu hướng thị trường sẽ rõ ràng hơn ở cuối phiên giao dịch 14/9 hoặc ở phiên sau.

Ở giai đoạn này, khi xu hướng thị trường chưa rõ ràng thì nhà đầu tư nên hạn chế giao dịch, cổ phiếu nào vào vùng rủi ro thì nhà đầu tư có thể tạm thoát hàng để chờ thị trường ổn định trở lại.

"Tuy vậy, những cổ phiếu kỳ vọng tốt vào nửa cuối năm, nhà đầu tư có thể mua gom dần vào những giai đoạn thế này", ông Thiệp nhận định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ōoku, hậu cung phiên bản Nhật Bản. Ảnh: Nippon.com

Quy tắc phòng the nghiêm ngặt của Shogun

GD&TĐ - Thời Mạc phủ Tokugawa (1603 - 1868) ở Nhật Bản, thế lực nắm quyền điều hành đất nước là các Chính di Đại tướng quân nhà Tokugawa - Shogun.
Địa điểm xây dựng Paris giả (sơ đồ bên phải).

Paris giả trong Thế chiến I

GD&TĐ - Khi máy bay Đức bắt đầu tấn công Paris trong Thế chiến thứ Nhất, một kỹ sư đã nảy ra ý tưởng đánh lừa để kẻ thù thả bom ở nơi khác thay vì thủ đô.