Thí sinh có nên uống thuốc bổ tăng cường thể lực mùa thi?

GD&TĐ - Thời tiết nắng nóng, học hành căng thẳng để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, nhiều phụ huynh tìm mua các loại thuốc bổ để tăng cường thể lực cho con. Tuy nhiên, theo cảnh báo của bác sĩ, không phải loại thuốc nào cũng hỗ trợ tốt cho quá trình học tập của học sinh.

Cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

MỜI XEM GỢI Ý LỜI GIẢI ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2019 TẠI ĐÂY

Thuốc bổ, chỉ dùng khi cần thiết

Hiện nay trên thị trường có vô số thuốc bổ được quảng cáo có công dụng như thuốc bổ não, thuốc tăng cường miễn dịch, các loại vitamin tổng hợp, nhân sâm... Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng không hiểu rõ loại thuốc nên dùng và được dùng cho trẻ.

Theo đó, nhóm các thuốc làm thay đổi lưu lượng máu não và chuyển hóa các tế bào não bộ: Những thuốc này đặc biệt có tác dụng với những người bị chứng thoái hóa, xơ cứng mạch, người cao tuổi, bị nhồi máu, chảy máu não.

Chúng cũng được coi là những thuốc bổ thần kinh như picamilon, gingko, vinpocetin (cavinton, enopocetin, vincaton), cinnarizin (stugeron, steron, vertizin), nhưng cũng chỉ dùng các thuốc thuộc nhóm này khi thật cần thiết và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nhóm các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, omega 3, DHA cũng có tác dụng đối với các hoạt động của các tế bào thần kinh như: Vitamin nhóm B có tác dụng làm gia tăng quá trình methyl hóa, làm tăng khả năng hoạt hóa các synap thần kinh.

Các vitamin nhóm B cũng được cho là có tác dụng làm giảm nồng độ homocystein, một chất làm cản trở quá trình ghi nhớ.

Về mặt dinh dưỡng vitamin nhóm B như: B1, B2... tham gia vào chuyển hóa glucid nên làm tăng cảm giác ăn ngon miệng. Vitamin B làm tăng khả năng dẫn truyền thần kinh do tác động vào bao Schwan nên chúng có tác dụng trên khả năng tư duy.

Song đó chỉ là tác dụng trên những đối tượng bị rối loạn thần kinh nặng như viêm đa dây thần kinh, tê phù. Còn đối với các sĩ tử thì lợi ích này không rõ ràng.

Omega 3 là một axit béo chưa no chuỗi dài có chủ yếu ở màng tế bào thần kinh, do đó là một chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ phát triển, nhất là đối với trẻ em.

Nhóm thuốc này có tác dụng bổ sung các chất dinh dưỡng nên có thể dùng cho các sĩ tử trong mùa thi. Vì trong giai đoạn này trẻ rất cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu do trẻ phải học hành căng thẳng, mệt mỏi, ăn uống kém.

Không nên lạm dụng các loại thuốc kích thích thần kinh

Theo BS Lê Đào Nghĩa, BV Tâm thần Mai Hương chia sẻ: Hàng ngày ông gặp rất nhiều ý kiến hỏi về việc có nên dùng thuốc bổ cho con để tăng cường trí nhớ vào mùa thi hay không.

BS khẳng định, chưa có loại thuốc nào có thể giúp học sinh tăng trí nhớ hay tăng khả năng học tập. Theo BS Nghĩa, trên thị trường có những loại thuốc bổ não, điều trị sự suy giảm trí nhớ nhưng chủ yếu dành cho người già, người bị đột quỵ, chấn thương sọ não, Alzheimer...

Do vậy, các gia đình cũng cần tỉnh táo cân nhắc trước những quảng cáo thổi phồng của sản phẩm có chức năng bổ não, tăng cường trí nhớ.

"Đã là thuốc sẽ có nhiều tác dụng không mong muốn tùy từng loại. Với những loại thuốc thần kinh, nhất là các loại quảng cáo thuốc bổ não, an thần hay tăng cường tuần hoàn não, lúc đầu thuốc sẽ người dùng có đầu óc tỉnh táo, tập trung cao độ trong thời gian rất ngắn.

Tuy nhiên, nguyên tắc của các loại thuốc kích thần là sau giai đoạn kích thích sẽ là sự ức chế, mệt mỏi. Đôi khi có thể gây nghiện không có nó sẽ thiếu. Do vậy, nếu lạm dụng quá sẽ dẫn đến ảnh hưởng về tâm thần, gây chán ăn, mệt mỏi.

Nếu sử dụng lâu dài không theo tư vấn của bác sĩ có thể gây teo não. Chính vì thế, tuyệt đối không tự mua về dùng, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ", bác sĩ Nghĩa cho hay.

Phụ huynh nôn nóng muốn con học nhanh, học lâu quên cũng là điều dễ hiểu, nhưng về mặt khoa học việc phải ghi nhớ kiến thức là sự tích lũy trong quá trình học tập lâu dài, chứ không trông chờ vào việc dùng các loại thuốc bổ trong vài ngày, vài tuần mà có kết quả như mong muốn.

Về mùa thi cách tuyệt vời nhất vẫn là ăn đủ chất cần thiết cho cơ thể, không nên thức đêm học lâu quá giúp đầu óc không tỉnh táo và minh mẫn. Cha mẹ không nên tạo sức ép cho con vì càng áp lực hiệu quả học tập càng thấp.

MỜI XEM GỢI Ý LỜI GIẢI ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2019 TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.