Thí sinh chờ đợi để đưa ra quyết định cuối cùng

GD&TĐ - Sau 4 ngày thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia 2018 (từ 1/4), theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia tuyển sinh và các trường THPT cũng như ĐH, CĐ là thí sinh tự tin, bình tĩnh; tâm lý chung là còn nghe ngóng chứ chưa vội đưa ra quyết định cuối cùng.

Thí sinh cần chuẩn bị tốt tâm lý và kỹ năng dự thi trước kỳ thi
Thí sinh cần chuẩn bị tốt tâm lý và kỹ năng dự thi trước kỳ thi

Ngoài các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và nhà trường trong xét tuyển sinh ĐH, CĐ như các trường được tuyển sinh nhiều lần trong năm; được tự chủ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (trừ các ngành đào tạo giáo viên),… năm 2018 này cũng là năm thứ 2 thí sinh tiếp tục được đăng ký xét tuyển không hạn chế nguyện vọng vào các trường ĐH, CĐ.

Yên tâm về tổ hợp, nội dung thi

Cũng vào thời điểm này, để tạo điều kiện cho thí sinh có được thông tin đầy đủ nhất, nhiều trường đại học cũng tổ chức các ngày hội tuyển sinh để trực tiếp giải đáp cho thí sinh về những thông tin ngành học. Tuy nhiên, trong phương án tuyển sinh, nhiều trường cho biết, sẽ lấy điểm từ cao xuống thấp để chọn học sinh, không phân biệt thứ tự nguyện vọng. Nhiều câu hỏi của thí sinh được đưa ra vẫn cứ là năng lực phù hợp với ngành nghề gì; sức học vừa phải thì có nên chọn trường địa phương không hay trường ngoài công lập ở đô thị lớn, rồi thi tổ hợp nào sao cho phù hợp nhất… Tất cả các vấn đề trên đều được các chuyên gia tuyển sinh trả lời cặn kẽ.

Về cấu trúc của đề thi năm nay, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT), Trần Văn Nghĩa, cho biết: Cấu trúc sẽ vẫn giữ ổn định như năm 2017, câu hỏi về kiến thức cơ bản sẽ chiếm 50 - 60%. Để giảm áp lực thi cho thí sinh, thời gian thi các bài thi tổ hợp này là 150 phút, ngắn hơn thời gian thi Toán hay Ngữ văn trước kia (180 phút). Phó Cục trưởng Nghĩa cho biết thêm: Phân tích phổ điểm bài thi tổ hợp năm 2017 cho thấy, không thấy có những bất thường do quá tải của thí sinh khi làm các bài thi này. Hơn nữa, trước khi đưa ra phương án thi năm 2018, Bộ GD&ĐT đã tổ chức các hội thảo để lấy ý kiến các Sở GD&ĐT, các trường đại học.

Tự tin và chờ đợi

Dự kiến sẽ có khoảng 860.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ. Số lượng thí sinh dự thi năm nay so với năm trước, không biến động nhiều. Trước nhiều quy định hết sức thuận lợi cho mình, tâm lý chung của thí sinh là tự tin, nghe ngóng và chờ đợi để đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Bạn Nguyễn Lan Hương – học sinh lớp 12 Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, cho biết: Năm nay Bộ GD&ĐT đưa ra nhiều điểm mới trong quy chế; em cho rằng hết sức có lợi cho thí sinh. Điều cần thiết ở đây là các bạn phải tự đánh giá xem năng lực học tập của mình đến đâu, phù hợp với điều kiện nào để đưa ra quyết định đúng nhất. Hương cho biết, em có sức học khá giỏi, điểm tiếng Anh cao. Em đang phân vân đăng ký vào Trường Đại học Ngoại thương hay Khoa Quản trị kinh doanh dạy bằng tiếng Anh của Đại học Hà Nội.

Năm nay, quy định thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách nguyện vọng đã đăng ký nên nhiều thí sinh hết sức cân nhắc khi chọn trường, ngành phù hợp nhất. Nhiều bạn cho biết các kênh thông tin, trả lời hỏi đáp từ website của Bộ GD&ĐT và các trường ĐH, CĐ, cũng như thông tin tư vấn thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ trực tiếp tại các trường THPT là hết sức bổ ích và cần thiết với thí sinh. Có thể tìm hiểu ở đây lời khuyên, gợi ý nên chọn học những ngành nghề gì cho phù hợp với mình.

Nhiều chuyên gia tuyển sinh và đại diện các trường ĐH, CĐ cho rằng việc cấu trúc của đề thi năm nay vẫn giữ ổn định như năm 2017 chắc chắn sẽ tạo tâm lý ổn định và tự tin cho thí sinh. Cũng như lượng câu hỏi về kiến thức cơ bản sẽ chiếm 50 đến 60% là hết sức hợp lý, đủ để đánh giá năng lực người học với mục đích chỉ xét tốt nghiệp THPT hay xét tuyển ĐH, CĐ. Đặc biệt nội dụng thi phân hóa hết sức có ý nghĩa đối với thí sinh đăng ký vào các trường tốp đầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh cùng phụ huynh Trường Tiểu học Phù Đổng tham gia chương trình “Ngày hội Vui Tết quê em”.

Tết yêu thương, Tết sẻ chia

GD&TĐ - Nguồn quỹ tặng quà Tết cho học sinh khó khăn chủ yếu từ những phong trào kế hoạch nhỏ của trường như nuôi heo đất, giấy vụn, sách báo cũ...

Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân trao quà Tết cho nhà giáo, người lao động tại Trường Đại học Mở Hà Nội.

Mọi nhà giáo đều có Tết

GD&TĐ - Với phương châm “Tất cả nhà giáo, người lao động đều có Tết”, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo thiết thực...