Thí sinh cần làm gì khi trúng tuyển sớm?

GD&TĐ - Khác với những năm trước, kỳ tuyển sinh năm nay thí sinh dự tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm của trường (học bạ THPT, đánh giá năng lực, chứng chỉ quốc tế, ưu tiên xét tuyển...). Tuy nhiên, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sớm vẫn chưa trúng tuyển chính thức mà phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống để được xét tuyển theo quy định.

Thí sinh trúng tuyển sớm thể hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh của các trường. Ảnh minh họa
Thí sinh trúng tuyển sớm thể hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh của các trường. Ảnh minh họa

Chỉ trúng tuyển một nguyện vọng

Hiện, một số trường thuộc hệ thống ĐHQG TPHCM như: ĐH Quốc tế, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học Tự nhiên… đã công bố điểm chuẩn theo phương thức đánh giá năng lực, ưu tiên xét tuyển... Bên cạnh đó, nhiều trường cũng công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển học bạ THPT, chứng chỉ quốc tế… Nhiều thí sinh phản ánh đã đăng ký xét học bạ THPT vào một số trường và tham gia kỳ thi đánh giá năng lực nhưng vẫn muốn dùng điểm thi THPT để xét vào các trường đại học. Thế nhưng, phần lớn thí sinh lúng túng, chưa biết phải thực hiện các quy định xét tuyển mới ra sao.

Nguyễn Văn Đẩu (ngụ Quận 8, TPHCM) băn khoăn: “Em đủ điểm trúng tuyển theo phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Nhưng nghe nói nếu thí sinh trúng tuyển theo hình thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT (từ 24 điểm trở lên) thì được nhận học bổng tương đương với điểm đạt được.

Như vậy, nếu đậu phương thức xét tuyển bằng học bạ của trường nhưng em muốn xét điểm thi THPT để có cơ hội nhận học bổng thì khi xếp nguyện vọng trên hệ thống của Bộ phải đặt xét tuyển bằng điểm thi THPT phía trên, dưới là đánh giá năng lực? Khi có kết quả thi, nếu em không đậu bằng điểm thi THPT thì còn vào trường bằng phương thức xét tuyển học bạ THPT không? Nộp hồ xét tuyển bằng học bạ, trường có bắt nhập học sớm hơn thi THPT không?”…

Theo ThS Chung Quốc Phong - Phó Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT), đối với việc đăng ký xét tuyển đại học năm 2022, thí sinh cần lưu ý: Đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất. Theo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022, thí sinh đã xét tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ.

ThS Cao Quảng Tư (bìa phải) trong một lần tư vấn tuyển sinh.

ThS Cao Quảng Tư (bìa phải) trong một lần tư vấn tuyển sinh.

“Mặc dù, quy định không giới hạn nguyện vọng xét tuyển, tuy nhiên, thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất. Nếu mong muốn nhập học tại trường nào, ngành nào thì khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống phải đặt ở mức ưu tiên cao nhất. Ví dụ, thí sinh Nguyễn Văn B mong muốn học ngành Kinh doanh Quốc tế của HUFLIT phải đặt ngành học này vào trường ở vị trí ưu tiên số 1…” - ThS Chung Quốc Phong chia sẻ.

“Bộ đã công bố mã đăng ký nguyện vọng đối với 20 phương thức xét tuyển. Thí sinh cần tìm hiểu thông tin về mã trường, mã tuyển sinh, mã phương thức xét tuyển, mã tổ hợp được công khai trong đề án tuyển sinh trên website của nhà trường để nhập liệu cho chính xác”, TS Nguyễn Trung Nhân khuyến nghị.

Trong khi đó, TS Nguyễn Trung Nhân - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM - chia sẻ: Năm nay, Bộ GD&ĐT yêu cầu thí sinh phải đăng ký lên hệ thống tuyển sinh chung tất cả nguyện vọng ở các phương thức tuyển sinh. Khi thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển, thí sinh bắt buộc phải ghi rõ mã phương thức tuyển sinh.

Để trúng tuyển sớm thành chính thức

Theo ThS Nguyễn Thị Xuân Dung - Phó Trưởng phòng Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH), năm nay, thí sinh đăng ký xét tuyển sớm vào các trường đại học bằng phương thức xét tuyển học bạ, ưu tiên xét tuyển, thi đánh giá năng lực... nếu đủ điều kiện trúng tuyển sẽ được thông báo. Tuy nhiên, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sớm cần thực hiện thêm một số bước để hoàn tất việc xét tuyển và được công nhận trúng tuyển chính thức.

ThS Nguyễn Thị Xuân Dung tư vấn cho các học sinh lớp 12.

ThS Nguyễn Thị Xuân Dung tư vấn cho các học sinh lớp 12.

Cụ thể, bước đầu tiên, quan trọng nhất mà thí sinh nào cũng phải làm dù tham gia xét tuyển đại học bằng bất cứ phương thức nào, là phải tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Ngay sau khi nhận được Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, các em nộp bổ sung về trường đại học đã đăng ký xét tuyển sớm để hoàn thành hồ sơ.

Bước thứ hai, theo Quy chế tuyển sinh đại học năm nay, thí sinh đã đăng ký xét tuyển sớm vào các trường và được thông báo đủ điều kiện trúng tuyển vẫn phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đợt 1 trên hệ thống chung trong khoảng thời gian từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8. Cần nhớ, các em sẽ thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên hệ thống chung đối với tất cả phương thức xét tuyển ở các ngành học, trường đại học bản thân muốn tham gia xét tuyển.

Qua quá trình lọc ảo, thí sinh sẽ được xét tuyển và công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất. “Do đó, trong quá trình đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung, thí sinh cần sắp xếp nguyện vọng xét tuyển hợp lý và thông minh để đảm bảo cơ hội trúng tuyển vào đúng ngành, trường mong muốn. Cụ thể, các em cần đặt nguyện vọng 1 cho trường và ngành mà mình muốn trúng tuyển nhất, sau đó sắp xếp đến nguyện vọng 2, nguyện vọng 3… theo thứ tự ưu tiên giảm dần cho trường hợp bị trượt nguyện vọng 1…”, ThS Nguyễn Thị Xuân Dung trao đổi.

Trong khi đó, TS Mai Đức Toàn – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh & Truyền thông, Trường Đại học Gia Định - nhận định: “Các trường tự chủ và chịu trách nhiệm trong việc xét tuyển, quyết định điểm trúng tuyển và đưa lên hệ thống để lọc ảo. Nhà trường chỉ có thể tư vấn, hướng dẫn thí sinh, nếu có mong muốn nhập học tại trường thì khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống phải đặt ở nguyện vọng cao nhất…”.

Đồng quan điểm, theo ThS Chung Quốc Phong (HUFLIT), theo kế hoạch, thời gian nhập học của năm 2022 khá trễ so với lộ trình tuyển sinh (khoảng giữa đến cuối tháng 9/2022), nhưng riêng với nhóm thí sinh trúng tuyển theo hình thức xét tuyển thẳng có thể nhập học sớm hơn (áp dụng theo khung thời gian của Bộ GD&ĐT).

Cụ thể, trước ngày 21/7, trường đại học phải công bố kết quả xét tuyển thẳng, đồng thời cập nhật danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (xét tuyển sớm và xét tuyển thẳng) lên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Thí sinh trúng tuyển thẳng chỉ cần chờ kết quả tốt nghiệp THPT để xác nhận nhập học trên hệ thống tuyển sinh quốc gia sẽ có thể nhập học chính thức.

Nếu đủ điều kiện trúng tuyển sớm ở phương thức khác của các trường giai đoạn này giúp thí sinh an tâm, bớt áp lực cho bản thân. Tuy nhiên, việc trúng tuyển chính thức sẽ được công bố hợp lệ khi thí sinh đã đăng ký chọn nguyện vọng trên hệ thống hoặc cổng dịch vụ công quốc gia và thời điểm công bố trúng tuyển chính thức theo lịch trình của Bộ GD&ĐT. Riêng diện thí sinh tuyển thẳng từ 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8 có thể xác nhận nhập học trên hệ thống. Khi đã xác nhận nhập học theo phương thức này, thí sinh không được đăng ký nguyện vọng xét tuyển nữa… - ThS Cao Quảng Tư (Giám đốc Tuyển sinh, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.