Thi Olympic quốc tế: Dấu ấn 5 năm ở "sân chơi" trí tuệ khu vực, quốc tế

GD&TĐ - Trong 5 năm gần đây (2017 – 2021), các đội tuyển học sinh Việt Nam thi Olympic khu vực và quốc tế đều đạt kết quả cao, ghi dấu ấn đáng tự hào trên bản đồ giáo dục thế giới.

Chuyển biến tích cực

Triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, Bộ GD&ĐT tập trung đổi mới thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, tổ chức các đoàn học sinh giỏi Việt Nam tham dự các Olympic quốc tế và khu vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, góp phần tích cực nâng cao chất lượng GD-ĐT.

Báo cáo của Bộ GD&ĐT cho biết: Trong 5 năm gần đây, Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được tổ chức hằng năm và được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; kết quả thi phản ánh sát đúng chất lượng thực tế về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các địa phương, đơn vị trên phạm vi toàn quốc, góp phần nâng cao thành tích của các đội tuyển học sinh giỏi Việt Nam dự thi Olympic khu vực và quốc tế.

Công tác tổ chức thi và kết quả đạt được đã tác động mạnh mẽ đến phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của các nhà trường phổ thông, nhất là trường trung học phổ thông chuyên, góp phần quan trọng thực hiện Đề án trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020 và mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Thành tích của các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế và khu vực liên tục có những chuyển biến, tiến bộ theo hướng năm sau cao hơn năm trước.

Đặc biệt, năm 2017, có 34/37 lượt học sinh thuộc 7 đội tuyển tham dự Olympic khu vực và quốc tế đoạt giải đạt thành tích cao nhất so với các năm trước đó, nhất là ở các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học.

Các thầy cô huấn luyện và Ban tổ chức chúc mừng đội tuyển Olympic Hoá học quốc tế năm 2021.
Các thầy cô huấn luyện và Ban tổ chức chúc mừng đội tuyển Olympic Hoá học quốc tế năm 2021.

Đổi mới căn bản, đồng bộ về quản lý trong công tác tổ chức thi

Thành tích của học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế do nhiều nguyên nhân. Song Bộ GD&ĐT cho rằng, về cơ bản có thể kể đến các yếu tố sau đây:

Những đổi mới căn bản, đồng bộ về quản lý trong công tác tổ chức thi chọn học sinh giỏi quốc gia và tập huấn các đội tuyển của Bộ GD&ĐT như: Tổ chức sớm kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia để tăng thời gian tập huấn các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế và khu vực; có kế hoạch, chương trình tập huấn cụ thể; tiếp cận dần với hình thức thi của khu vực và quốc tế; trong kỳ thi chọn đội tuyển Olympic đối với môn Tin học triển khai áp dụng thi, chấm trực tiếp như hình thức tổ chức thi của quốc tế.

Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác coi thi, chấm thi các vòng chọn học sinh giỏi đảm bảo khách quan, trung thực, đánh giá đúng trình độ học sinh để chọn được những học sinh giỏi nhất tham dự các đoàn học sinh giỏi khu vực và quốc tế.

Tiếp tục duy trì, bổ sung chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với các học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia và ưu tiên cử đi đào tạo đại học ở nước ngoài bằng học bổng do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam cho các học sinh đoạt giải Olympic khu vực và quốc tế, tạo động lực phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao của học sinh và các nhà trường.

Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, Bộ GD&ĐT tiếp tục thực hiện Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia hiện hành cho các năm tiếp theo đồng thời áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm khắc phục một số hạn chế bất cập: Điều động cán bộ coi thi bảo đảm nguyên tắc tăng cường giám sát lẫn nhau giữa các đơn vị dự thi; tăng cường thanh tra, giám sát các khâu của kỳ thi nhất là khâu coi thi tại Hội đồng thi của các địa phương để đảm bảo tính khách quan, trung thực.

Tăng cường huy động cán bộ, giáo viên giỏi toàn quốc giới thiệu đề phục vụ cho việc ra đề thi nhằm nâng cao chất lượng đề thi của kỳ thi. Tiếp tục mở rộng phạm vi tham gia các hoạt động chuyên môn của kỳ thi, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực để nâng cao hiệu quả tổ chức thi, tập huấn các đội tuyển Olympic. Phát huy những điều chỉnh ở năm các năm 2017, 2018, thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với lãnh đạo phụ trách từng khâu của kỳ thi để đảm bảo tính độc lập, chủ động và nghiêm túc, khách quan trong chỉ đạo tổ chức thi.

Theo TS Nguyễn Văn Cường, ĐH Potsdam (CHLB Đức), kết quả thi Olympic quốc tế của học sinh Việt Nam là niềm tự hào của ngành Giáo dục; góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Cùng với đó, bảo đảm việc bồi dưỡng năng khiếu dựa trên nền tảng giáo dục toàn diện và phát triển hài hòa nhân cách học sinh. Bồi dưỡng năng khiếu chú trọng phát triển năng lực khoa học, kết hợp giáo dục phương pháp tư duy, làm việc khoa học và rèn luyện kỹ năng giải quyết các dạng vấn đề, bài tập; chú trọng kết nối tri thức khoa học với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT giai đoạn 2017 - 2021:

Kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế 2017 - 2021:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.