Thi, kiểm tra và đánh giá theo hướng mở: Mong sớm thành hiện thực

Cô Nhiếp trực tiếp trao đổi chuyên môn với các giáo viên trong trường
Cô Nhiếp trực tiếp trao đổi chuyên môn với các giáo viên trong trường

- Trước đây, việc kiểm tra đánh giá thường xuyên chủ yếu hỏi về nội dung được nêu trong SGK. Tới đây, theo định hướng của Bộ GD&ĐT, việc thi, kiểm tra, đánh giá, sẽ thoát ngữ liệu trong SGK. Theo cô, chủ trương này có ý nghĩa, hiệu quả như thế nào với các nhà trường?

- Tôi rất mong chờ chủ trương này thành hiện thực, càng sớm càng tốt. Vì nếu kiểm tra, đánh giá, thi cử thoát ngữ liệu trong sách giáo khoa sẽ buộc giáo viên tự phải nâng tầm của bản thân, tự học, tự bồi dưỡng nhiều hơn nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp. Tôi nghĩ đó cũng là cách bồi dưỡng giáo viên rất tuyệt vời.

Ngoài ra, với cách kiểm tra, đánh giá như trên, sẽ khắc phục được tình trạng học sinh “học tủ”, “học lệch”. Cùng với đó, các em sẽ phải tìm hiểu, cập nhật nhiều kiến thức thực tiễn của cuộc sống. Điều này sẽ giúp các em phát triển toàn diện.

- Việc thi, kiểm tra và đánh giá thoát ngữ liệu trong SGK liệu có khả thi khi mà giáo viên vẫn quen theo cách truyền thống?

- Thực tế những năm gần đây, các trường, các tỉnh, thành và trong đề thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT đã có những nội dung thoát khỏi ngữ liệu sách giáo khoa, được dư luận đánh giá cao. Có thể ban đầu sẽ có lúng túng, bỡ ngỡ nhưng nếu có sự hướng dẫn, đồng hành của Ban giám hiệu nhà trường thì tôi tin là giáo viên sẽ làm được, thậm chí là làm tốt.

- Thực tế công tác kiểm tra đánh giá học sinh đang được Trường THPT Yên Hòa thực hiện như thế nào? Nhà trường có định hướng nào để triển khai cách kiểm tra/đánh giá theo định hướng của Chương trình GDPT mới?

- Tại Trường THPT Yên Hòa, công tác kiểm tra đánh giá học sinh đang được thực hiện khá bài bản và theo hướng đổi mới. Cụ thể: Các kỳ kiểm tra tập trung được thực hiện theo quy trình của Bộ GD&ĐT từ việc thành lập ban ra đề, ban phản biện đề, ban làm phách cho đến tổ nhập điểm đều được làm việc độc lập; đồng thời các quy định đối với giáo viên và học sinh được áp dụng theo Quy chế thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT.

Ngoài ra, nhiều câu hỏi trong đề thi được thực hiện theo hướng mở; chấm trên máy với bài thi trắc nghiệm… Với các bài kiểm tra thường xuyên, giáo viên rất chú trọng đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm của học sinh; qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Giáo viên sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra được quy định trong chương trình GD phổ thông hiện hành. Cách kiểm tra, đánh giá của Trường THPT Yên Hòa đã và đang thực hiện theo định hướng của Chương trình GDPT mới.

Cô Nguyễn Thị Nhiếp cùng học sinh thân yêu của mình
 Cô Nguyễn Thị Nhiếp cùng học sinh thân yêu của mình

- Để triển khai Chương trình GDPT mới, Trường THPT Yên Hòa đã chuẩn bị cơ sở vật chất như thế nào nhằm đáp ứng được tính mở và phát triển năng lực cho học sinh?

- Ngoài chuẩn bị cơ sở vật chất “cứng” (trong nhà trường) đảm bảo việc thực hiện dạy học các giờ dạy trên lớp, còn phải chuẩn bị cơ sở vật chất “mềm” (ngoài nhà trường) để tổ chức dạy học chuyên đề ngoài lớp, các hoạt động trải nghiệm. Cơ sở vật chất này được dự tính ngay từ khi xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn trước khi bước vào năm học mới. Trên cơ sở đó, giáo viên bộ môn thiết kế bài giảng, dạy chuyên đề theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

Việc tìm hiểu cơ sở vật chất ngoài nhà trường có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà trường chủ động tổ chức các hoạt động GD phù hợp với mục tiêu từng bộ môn.

- Trong thời gian tới Trường THPT Yên Hòa có những phương án như thế nào để thực hiện hiệu quả việc dạy và học “mở” trong Chương trình GDPT mới?

- Từ năm 2013, Bộ GD&ĐT đã có Hướng dẫn số 791/HD- BGDĐT và năm 2017 có Công văn số 4612/BGD ĐT- GDTrH. Đây là những văn bản tạo điều kiện cho giáo viên chủ động sáng tạo trong dạy và học nhằm phát huy năng lực phẩm chất của học sinh. Nắm bắt những văn bản quy định và hướng dẫn của Bộ GD& ĐT, hằng năm, Trường THPT Yên Hòa đã xây dựng kế hoạch GD với trọng tâm là rà soát để tinh giản những nội dung vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng.

Bên cạnh đó, nhà trường tiến hành rà soát, loại bỏ những nội dung bị trùng lặp giữa các môn học hay trong cùng một môn học ở các lớp khác nhau; bổ sung cập nhật những thông tin mới phù hợp thay thế cho thông tin cũ, lạc hậu trong sách giáo khoa.

Nhà trường dựa vào chương trình hiện hành để lựa chọn chủ đề, rà soát nội dung trong SGK để xây dựng nội dung bài học theo chủ đề, xây dựng các bài học tích hợp của từng môn hoặc liên môn… Các ban chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học ở từng môn, đề xuất phương pháp, cách tổ chức dạy học đối với từng bài học, từng chủ đề và hoạt động trải nghiệm nhằm đạt mục tiêu dạy học của bộ môn.

Như vậy, việc xây dựng kế hoạch GD trong thời gian qua đã giúp nhà trường chủ động thực hiện hiệu quả việc dạy và học “mở” trong Chương trình GD phổ thông mới.

Những năm qua, Trường THPT Yên Hòa đã quan tâm đến định hướng nghề nghiệp cho học sinh nhưng hiệu quả vẫn chưa đạt được như mong muốn. Thực tế, con người bộc lộ phẩm chất và năng lực qua hành động, qua việc làm. Giáo viên càng tổ chức cho học sinh được làm việc, được tham gia nhiều vào các hoạt động GD thì các em càng có khả năng tự phát hiện năng lực của bản thân để định hướng nghề nghiệp cho mình. Đây cũng là định hướng của nhà trường trong thời gian tới khi triển khai công tác hướng nghiệp theo yêu cầu của Chương trình GD phổ thông mới”.
                                                                          Cô Nguyễn Thị Nhiếp

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ