Thí điểm chi trả chính sách an sinh không dùng tiền mặt

GD&TĐ - Thanh toán điện tử trong thực hiện các chương trình trợ giúp xã hội là xu thế mà nhiều quốc gia hiện nay đang áp dụng. Phương thức chi trả này sẽ giúp cho việc hỗ trợ đúng đối tượng, kịp thời và tiện lợi.

Việc chi trả chính sách an sinh bằng tiền mặt hiện vẫn còn phổ biến tại Việt Nam
Việc chi trả chính sách an sinh bằng tiền mặt hiện vẫn còn phổ biến tại Việt Nam

Đây là nội dung tại Hội thảo “Thí điểm chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt”, vừa được Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Ngân hàng thế giới, Bộ phận Kinh tế và Hợp tác phát triển (Đại sứ quán Úc tại Việt Nam - DFAT) tổ chức.

Trong những năm qua, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tích cực đón nhận hình thức thanh toán mới này bởi sự tiện lợi và tốc độ nhanh chóng, do đó hình thức thanh toán này ngày càng được sử dụng thường xuyên hơn trong các giao dịch trực tiếp tại cửa hàng và mua sắm trực tuyến...

Trong lĩnh vực an sinh xã hội, Việt Nam đang có khoảng 30% dân số là đối tượng cần sự trợ giúp. Trong đó có hơn 11,4 triệu người cao tuổi, khoảng 1,4 triệu người hưởng trợ cấp người có công với cách mạng, 6,2 triệu người khuyết tật, trên 9 triệu người có vấn đề sức khỏe tâm thần, 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, có khoảng 3,75% hộ nghèo, 4,55% hộ cận nghèo, hơn 3,1 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khoảng 2 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm,…

Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là khoảng 15 triệu người; bảo hiểm xã hội tự nguyện khoảng 500 nghìn người; bảo hiểm thất nghiệp khoảng 13 triệu người; bảo hiểm y tế khoảng 85 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 90% dân số.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng, các đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội ngày càng được mở rộng với mức trợ giúp ngày càng cao hơn. Vì thế, đòi hỏi cần phải có công cụ hiện đại hơn trong việc quản lý chính sách và đối tượng tốt hơn.

Thanh toán điện tử sẽ tiết kiệm chi phí, giảm thời gian đi lại cho người thụ hưởng, hỗ trợ đúng đối tượng, kịp thời, tiện lợi và về lâu dài giúp họ tiếp cận với các dịch vụ tài chính tốt hơn, công bằng hơn, minh bạch hơn.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, thúc đẩy phát triển các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử.

Để tăng cường quản lý và thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 708/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 phê duyệt Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 708).

Theo kế hoạch thực hiện Đề án 708 thì hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chính sách trợ giúp xã hội đã và đang được Bộ LĐ-TB&XH thí điểm triển khai thực hiện. Năm 2019, đã thực hiện 2 huyện ở Cao Bằng và mở rộng toàn tỉnh trong năm 2020 và 1 huyện ở Quảng Ninh.

Dự kiến, việc thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả chính sách an sinh xã hội của sẽ mở rộng triển khai tại: Hà Nội, Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.