Thêm nhiều quy định có lợi cho người lao động

Thêm nhiều quy định có lợi cho người lao động

Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 28 năm 2020, người sử dụng lao động có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên sẽ bị phạt tiền với các mức:

Từ 2 đến 5 triệu đồng với vi phạm từ 1 đến 10 lao động, mức phạt sẽ tăng theo mức vi phạm đối với số lao động. Mức tối đa được quy định từ 20 đến 25 triệu đồng với vi phạm từ 301 lao động trở lên.

Hiện nay, cùng hành vi này, người sử dụng lao động chỉ bị phạt tối đa 20 triệu đồng.

Tại Điều 10 của Nghị định quy định về thực hiện hợp đồng lao động, trong đó:

Phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 3 ngày làm việc hoặc không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động…

Phạt tiền từ 50 triệu đến 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đáng chú ý, nội dung này chưa có trong quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động trước đây.

Theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 28, nếu người sử dụng lao động vi phạm quy định đảm bảo nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết đối với người lao động sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

So với trước đây, mức phạt này đã tăng lên rất nhiều. Theo Nghị định 95 năm 2013, trường hợp không đảm bảo ngày nghỉ cho 1 người lao động, doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.

Nghị định 28 năm 2020 cũng đã bổ sung nội dung phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Để đảm bảo sự công bằng với mọi lao động, Nghị định 28 đã đề cập tới việc chủ nhà phải trả cho người giúp việc gia đình một khoản tiền để họ tự đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định. Từ ngày 15/4/2020, chủ nhà sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng nếu không trả khoản tiền này.

Điều 13 của Nghị định 28 quy định xử phạt về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Theo đó, phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

Không đào tạo nghề cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề, công việc khác; không ký kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học nghề, tập nghề; không trả lương cho người học nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề.

Mức phạt cao nhất trong quy định này lên tới 25 triệu đồng, kèm theo biện pháp bắt buộc khắc phục hậu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.