Thán phục vận động viên 1 tay tại Olympic Toykyo 2020

GD&TĐ -Bẩm sinh không có cẳng tay phải nhưng Natalia Partyka vẫn khiến làng bóng bàn thế giới phải ngả mũ thán phục bởi ý chí quyết tâm và sự tự tin cao độ.

Bẩm sinh khuyết tật, song Partyka vẫn thắng dễ ở trận ra quân Olypic Tokyo 2020
Bẩm sinh khuyết tật, song Partyka vẫn thắng dễ ở trận ra quân Olypic Tokyo 2020

Tay vợt khuyết tật người Ba Lan có chiến thắng dễ tay vợt Michelle Bromley của Australia với các tỷ số 11-3, 11-5, 11-5, 11-7 ở trận ra quân nội dung đơn nữ bóng bàn Olympic Tokyo hôm 24/7.

Dù không có cẳng tay và bàn tay phải, Partyka vẫn thi đấu áp đảo khiến đối thủ xứ Chuột túi thua tâm phục khẩu phục chung cuộc 4-0 chỉ sau 29 phút chóng vánh.

Partyka là vận động viên đặc biệt của làng bóng bàn thế giới. Cô đứng đầu bảng thứ bậc ở nội dung khuyết tật và đứng thứ 79 trên bảng điểm của Liên đoàn Bóng bàn Quốc tế.

Cô gái đến từ Ba Lan từng đi vào lịch sử với tư cách vận động viên Paralympic trẻ nhất thế giới ở Sydney năm 2000 khi mới 11 tuổi.

Cô từng giành huy chương vàng Paralympic ở Athens và vô địch châu Âu năm 2004. Tới năm 2008, Partyka tiếp tục bảo vệ thành công huy chương vàng Paralympic, vừa đạt đủ điều kiện dự Olympic Bắc Kinh.

Tới Olypic London 2012, tay bóng bàn giàu nghị lực của Ba Lan tiếp tục được góp mặt và trở thành hiện tượng khi lọt vào vòng 3 nội dung đơn nữ.

Dù bẩm sinh thiệt thòi do bất lợi hơn đối thủ ở khả năng di chuyển và giữ thăng bằng. Ngoài ra, tay vợt 31 tuổi phải sử dụng khuỷu tay để cầm và tung bóng trong những pha giao bóng nhưng bù lại có ý chí quyết tâm cùng sự tự tin cao độ.

“Khiếm khuyết bẩm sinh không phải vấn đề quan trọng đối với tôi”, tay vợt nữ Ba Lan chia sẻ.

“Tôi vẫn so tài sòng phẳng với các tay vợt lành lặn và tập luyện bình thường. Tôi cảm thấy bản thân là người bình thường. Tôi có cùng giấc mơ Olympic như bất kỳ vận động viên nào khác”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.