Thế hệ Z sắp bắt đầu học đại học - Nhưng liệu đã sẵn sàng?

GD&TĐ - Thông minh hơn so với những đứa trẻ trong thời kỳ bùng nổ dân số - những người được sinh ra trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, và tham vọng hơn những người đạt đến tuổi thanh niên trong khoảng năm 2000 (thế hệ Y): các trường đại học dường vẫn chưa cân nhắc đến tác động, tầm ảnh hưởng của thế hệ Z.

Thế hệ Z sắp bắt đầu học đại học - Nhưng liệu đã sẵn sàng?

Thế hệ Z đang đến

Tất cả chúng ta đều biết rằng có một sự thay đổi trong giáo dục đại học mà không phải cơ quan chính phủ hay các yếu tố chính trị có thể điều khiển, kiểm soát được nó.

Một thế hệ sinh viên mới mà từ lúc sinh ra đã được hòa mình vào thế giới số đang bắt đầu bước chân vào các trường đại học đã đặt ra một câu hỏi mới cho ngành giáo dục đại học: các trường cao đẳng, đại học đã sẵn sàng cho dòng người học siêng năng, đầy tính hợp tác và đầy tinh thần kinh doanh này chưa?

Chào mừng đến với thế hệ Z – một thế hệ được Anne Kingston định nghĩa là “Thông minh hơn so với những đứa trẻ trong thời kỳ bùng nổ dân số và và tham vọng hơn những người đạt đến tuổi thanh niên trong khoảng năm 2000”.

Không giống như các thế hệ đi trước của họ - những người đạt đến tuổi thanh niên trong khoảng năm 2000 (còn được gọi là Thế hệ Y), nhóm người sau thế hệ bùng nổ dân số và trước thế hệ Y (được gọi là thế hệ X) và những đứa trẻ trong thời kỳ bùng nổ dân số, thế hệ Z đã được sinh ra sau năm 1995 trong một thế giới nơi Internet, truyền thông xã hội và công nghệ di động đã tồn tại và đã mang đến những ảnh hưởng, những thay đổi lớn lao đến cho thế giới này rồi.

Thế giới mà họ biết đến từ khi họ sinh ra ấy đã bị “đục khoét” bởi khủng hoảng, hỗn loạn về tài chính, kinh tế và môi trường và họ muốn tạo ra một sự thay đổi cho thế giới này.

Thế hệ Z nay đang bắt đầu xuất hiện tại nơi làm việc rồi, và đồng thời, họ cũng đang đưa những công nghệ mới và những ý tưởng lớn mới của họ đến cùng với họ.

Bên ngoài môi trường giáo dục đại học, việc họ đến như thế này đã được dự kiến trước đó, bằng việc các chuyên gia về nhân sự đã xem xét tác động của thế hệ Z tại nơi làm việc từ hồi đầu năm 2008. Vậy tại sao ngành giáo dục đại học không nghĩ đến tác động của thế hệ Z trong ngành này?

Có ai trong ngành có những buổi trò chuyện, thảo luận về chủ đề này không? Ngành giáo dục đại học có thất bại trong việc đưa ra những kế hoạch của mình trong thời đại thế hệ Z đang “thống trị” các khuôn viên đại học không? Hay là ngành này vẫn còn đang nghĩ về thế hệ Y và đưa ra những kế hoạch mới dựa trên những đặc thù của thế hệ Y?

Thiết kế dịch vụ đại học định hướng thế hệ Z

Chuyên gia nổi tiếng của lĩnh vực này – ông Eric Stoller đã hỗ trợ trong việc chỉ ra rằng các trường đại học, cao đẳng cần thiết phải nghĩ lại để bao hàm cả sinh viên của mình vào trong những kế hoạch mới của họ, trong bối cảnh các trường đang nỗ lực đẩy mạnh những kế hoạch, những chương trình thu hút sinh viên và người tài năng đến với trường mình.

Ông lưu ý rằng: “Những nhà lãnh đạo trường đại học, cao đẳng nào mà hiểu được mối liên hệ giữa công nghệ số với trải nghiệm của sinh viên sẽ tạo ra được những thay đổi năng động trong tổ chức của họ. Các nỗ lực tập trung vào sinh viên, được dẫn dắt bởi những người dùng truyền thông xã hội hiểu biết, sẽ dẫn đến chiến thắng trong thời buổi này”.

Lời kêu gọi hợp tác này được hỗ trợ bởi một chuyên gia thiết kế dịch vụ hàng đầu với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đại học. Trong một bài báo gần đây về Trao đổi Hiệu quả, Jean Mutton đã chỉ ra rằng sinh viên đóng một vai trò cơ bản để làm các nhân tố thay đổi trong “học tập, giảng dạy và các dịch vụ chuyên nghiệp chuyên môn”, vì thế hệ sinh viên này có những kỳ vọng, tầm nhìn và trải nghiệm khác về công nghệ.

Làm thế nào để các trường cao đẳng, đại học học cách suy nghĩ lại về sự tương tác của họ với thế hệ mới này? Thật dễ dàng, đồng sáng tạo là chìa khóa.

Nói một cách đơn giản là, hãy để các ứng viên và sinh viên của các trường đại học tham gia vào trong việc thiết kế lại các dịch vụ của các trường để đáp ứng nhu cầu của chính các em.

Theo nghiên cứu sinh tiến sĩ thiết kế của Đại học Lancaster ở Anh – Hayley Alter lưu ý, chúng ta nên “cộng tác và dân chủ hoá quá trình thiết kế”. Chúng ta sẽ đi được thậm chí xa hơn và ông cho rằng việc đồng sáng tạo không chỉ là về hợp tác với sinh viên, mà đó còn là về cách chúng ta tạo ra và kiểm chứng những khái niệm mới, những cách làm việc mới hiện nay chưa có nhưng có thể sẽ trở thành trào lưu trong tương lai.

Điều đó có nghĩa là cần nhìn xa hơn và học tập cách làm từ các tổ chức bên ngoài ngành giáo dục đại học. Ví dụ như Apple, Google và Tesla, các công ty này đã phát triển, đổi mới và đi đầu, trong khi các tổ chức cùng ngành khác lại theo sau họ.

Cũng giống như những công ty đi đầu về đổi mới này, các trường cao đẳng, đại học hãy thử “đi vào” điện thoại thông minh của sinh viên. Tại Đại học Lancaster, trường đã đạt được điều này bằng cách dùng ứng dụng iLancaster.

Với hơn 79.000 người dùng, iLancaster thu hút sinh viên từ khâu ứng tuyển đến tuyển sinh và cả suốt thời gian của các em tại trường đại học. Ứng dụng này sử dụng những cuộc hành trình, những kinh nghiệm của sinh viên để cung cấp những trải nghiệm lấy người dùng làm trung tâm cho các bạn sinh viên khác.

Điều quan trọng là sinh viên đã tham gia vào việc thiết kế và phát triển ứng dụng đó, và đó là lý do tại sao nó cung cấp cho các em quyền truy cập vào tất cả các thông tin các em cần, bao gồm tất cả mọi thứ từ điểm số, thời khóa biểu các khóa học, đến các sự kiện xã hội, thay đổi thực đơn và thậm chí là nhắc nhở họ đổ rác.

Nhưng hãy nhớ, đó không phải là tất cả về phát triển số. Sự phổ biến của truyền thông trực tuyến có nghĩa là chỉ những bài viết nhỏ cũng có thể tạo ra những tác động lớn hơn bao giờ hết.

Sự thay đổi đang đến và thế hệ sinh viên mới này đang dẫn dắt nó. Điều này thể hiện một thách thức đáng kể đối với các nhà lãnh đạo trường đại học – những người cần được chuẩn bị cho cuộc đụng chạm, xung đột của ba thế hệ X, Y và Z, khi mỗi người họ có quan điểm và những thói quen riêng do đặc thù thế hệ của họ.

Còn rất nhiều những điều ngành giáo dục đại học còn chưa biết đến và chưa giải quyết được ở phía trước, và các nhà lãnh đạo của các trường đại học cần nghiêm túc xem xét lại về vấn đề này.

Cách tốt nhất để quản lý sự thay đổi ư? Hãy làm việc với thế hệ Z và để cho họ cùng tham gia vào việc thiết kế các dịch vụ của trường đại học để phục vụ chính họ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.