TT Trump lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

GD&TĐ - Sau một cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Phòng Bầu dục (Nhà trắng) chiều qua (22/2), TT Donald Trump đã thể hiện sự lạc quan về một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump

“Tôi nghĩ rằng cả hai chúng tôi đều cảm thấy có một cơ hội rất tốt để đạt được thỏa thuận” – ông Trump nói và cho biết nhóm đàm phán đã “đạt được rất nhiều tiến triển”.

Ông Trump cho biết đã lên kế hoạch gặp Chủ tịch Tập Cận Bình “khá sớm” để hoàn thành các chi tiết của thỏa thuận và những cuộc đàm phán này có thể diễn ra tại Mar-a-Lago vào tháng sau.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin lưu ý rằng ông Lưu Hà và nhóm của ông đã đồng ý kéo dài chuyến đi thêm hai ngày vì các cuộc đàm phán vẫn diễn ra trước hạn chót 1/3.

Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng thể hiện một sự lạc quan tương tự, ông nói qua một thông dịch viên rằng “chúng tôi tin rất có thể điều đó sẽ sớm diễn ra và chúng tôi hy vọng rằng… chúng tôi sẽ có một thỏa thuận… Phía Trung Quốc sẵn sàng tạo ra những nỗ lực cuối cùng”

Hiện chưa rõ liệu hai bên có chính thức đưa ra tín hiệu kéo dài thời hạn hay không.

“Nếu tôi thấy có tiến triển, tiến triển lớn diễn ra, thì sẽ không cần phải kéo dài thời hạn” – ông Trump nói và đề nghị rằng ông “sẽ có khuynh hướng” cho phép hơn một tháng nữa cho các cuộc đàm phán.

Dấu hiệu tiến triển đối với chính quyền Mỹ là một cam kết mua thêm 10 triệu tấn đậu nành Mỹ của Trung Quốc.

Trong khi đó hôm qua (22/2), Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue cho biết phía Trung Quốc thể hiện sự chân thành. Đồng thời có dấu hiệu cho thấy sẽ có thêm tin tốt lành diễn ra.

Vào thời điểm này hai bên đã có được tiến bộ viết ra trong các văn bản ghi nhớ về 6 lĩnh vực: rào cản phi thuế quan, chuyển giao công nghệ ép buộc, sở hữu trí tuệ, không gian mạng, nông nghiệp và tiền tệ. Tuy nhiên, vẫn còn có khoảng trống ở một số vấn đề nhất định.

Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của ông Trump là đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã thừa nhận việc chuyển giao công nghệ bị ép buộc là một vấn đề tranh cãi đang được thảo luận, ông cho rằng nhóm đã “có rất nhiều tiến triển” trong các cuộc đàm phán của mình, nhưng “phải được thực hiện đúng”.

Việc dỡ bỏ thuế quan giữa hai bên chủ yếu được dựa trên loại thỏa thuận được đưa ra, loại cơ chế thực thi và kiểu xác minh nào sẽ được áp dụng.

Đối với các lĩnh vực khó khăn hơn liên quan tới các vấn đề cấu trúc, hai bên dường như có quan điểm khác nhau về những gì họ đang tìm cách thực hiện.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ