Tiêm chủng vaccine Covid-19 thể hiện sự bất bình đẳng trên thế giới

GD&TĐ - Hôm qua (15/12), thế giới có thêm hơn 557.000 ca mắc Covid-19 mới, đưa tổng số ca mắc lên hơn 73 triệu. Số ca tử vong toàn cầu vì dịch bệnh đã vượt 1,6 triệu ca.

Nhân viên y tế Mỹ nằm trong số những người được tiêm vaccine đầu tiên.
Nhân viên y tế Mỹ nằm trong số những người được tiêm vaccine đầu tiên.

Tại Nga, việc tiêm vaccine chống Covid-19 đã được bắt đầu ở tất cả các khu vực của Nga - Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko cho biết hôm qua. TT Nga Putin trước đó đã đặt nhiệm vụ tổ chức tiêm chủng trên toàn quốc. Thủ tướng Mikhail Mishustin nói thêm rằng việc tiêm chủng phải tự nguyện và miễn phí. Trước hết nó phải được cung cấp cho GV tại trường học, nhân viên y tế và nhân viên xã hội. Ông Mishustin nói rằng 480.000 liều vaccine sẽ được phân phối cho các khu vực của Nga vào tháng 12. Đến nay, Nga có hơn 2,7 triệu ca mắc Covid-19 và gần 48 ngàn ca tử vong trên toàn quốc, hơn 2,1 triệu người đã được chữa khỏi.

Mỹ đã mở rộng việc triển khai vaccine mới phê duyệt đến hàng trăm trung tâm phân phối bổ sung vào hôm qua, tiêm thêm cho hàng ngàn nhân viên y tế trong một đợt tiêm chủng hàng loạt dự kiến lan ra công chúng trong những tháng tới.

Việc phân phối vaccine do Pfizer và đối tác BioNTech của Đức phát triển đã bắt đầu từ thứ 2, mở ra một mặt trậ mới trong cuộc chiến chống lại đại dịch đã khiến hơn 2.400 người Mỹ thiệt mạng trong một ngày. Các nhà lãnh đạo chính trị và nhà chức trách y tế đã tung ra một làn sóng truyền thông 2 hướng về sự an toàn của vaccine, đồng thời kêu gọi người Mỹ tiếp tục giãn cách xã hội và đeo khẩu trang cho đến khi việc tiêm chủng được tiến hành rộng rãi.

Trong khi người Mỹ, Anh, Canada và Nga bắt đầu triển khai tiêm vaccine hàng loạt, con đường thoát khỏi dịch bệnh có vẻ rõ ràng hơn với nhiều nước phương Tây dù rằng việc tiến hành sẽ mất nhiều tháng. Tuy nhiên, đối với các nước nghèo, con đường này sẽ dài và gồ ghề hơn.

Sáng kiến đầy tham vọng có tên COVAX được tạo ra để đảm bảo toàn thế giới được tiếp cận với vaccine chỉ đảm bảo một phần nhỏ trong số 2 tỷ liều mà họ hy vọng sẽ mua trong năm tới và chưa xác nhận được thỏa thuận thực tế nào để xuất xưởng vaccine. Loại virus đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,6 triệu người trên thế giới đã phơi bày sự bất bình đẳng lớn giữa các quốc gia. Với nguồn cung cấp vaccine hạn chế, các nước phát triển đang chịu áp lực lớn trong việc bảo vệ dân số của mình và đang phải mua thuốc thêm. Trong khi đó một số quốc gia nghèo hơn đã đăng ký với COVAX đang tìm kiếm các giải pháp thay thế vì lo ngại sẽ không nhận được vaccine.

Tại Tây Ban Nha, tỷ lệ dân số mắc Covid-19 đã tăng gấp đôi lên gần 10%, tương đương với 4,7 triệu người trong đợt lây nhiễm thứ 2 kể từ cuối mùa hè. Giám đốc Raquel Yotti của Viện Y tế Carlos III cho biết cứ 10 người sống ở Tây Ban Nha thì có một người nhiễm bệnh, một nửa số người mắc Covid-19 trong đợt dịch đầu, nửa còn lại trong đợt dịch thứ 2. Tỷ lệ mắc nCov ở Madrid cao nhất trong cả nước với 18,6% dân số xét nghiệm dương tính với kháng thể Covid-19. Tây Ban Nha là một trong những quốc gia bị dịch ảnh hưởng nặng nề nhất châu Âu. Tổng cộng nước này dã có 48.401 người chết vì Covid-19.

Theo CNA/worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.