Số phận những nhà khoa học phát xít sống sót sau chiến tranh

GD&TĐ - Trong khoảng thời gian dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ II, Đế chế thứ III được nhìn nhận là sở hữu lực lượng khoa học và công nghệ hùng mạnh nhất thế giới.

Số phận những nhà khoa học phát xít sống sót sau chiến tranh

Kết hợp sự huyền nhiệm và ảo thuật huyền bí với kỹ thuật tiên tiến và vật lý học, Adolf Hitler luôn đề cao ý thức làm chủ thế giới vật chất và tâm linh, cũng giống như nhân vật lịch sử này luôn tìm cách thống trị các quốc gia trên thế giới.

Chiến dịch Kẹp giấy

Điều đáng nói là nền khoa học phát triển vượt bậc của Đức thời đó mang lại cho nước này nhiều cơ hội mà Mỹ thèm muốn liên kết, chứ không phải mong muốn chống lại siêu cường toàn cầu đang càng ngày càng mạnh lên này. Không thoải mái với Thỏa thuận Mới của Tổng thống Franklin D.Roosevelt, các doanh nhân Mỹ hàng đầu thậm chí đã từng tìm kiếm sự giúp đỡ của một vị anh hùng chiến tranh là tướng Smedley Butler để thay thế chính quyền Roosevelt bằng một chính phủ phát xít.

Khi nước Đức quốc xã ngày càng phát triển và mở rộng cả về biên giới lãnh thổ lẫn tầm ảnh hưởng, Hitler lại nhìn ngó và thèm muốn sức mạnh sản xuất của Mỹ. Ông ta mơ ước một sự kết hợp giữa khoa học Đức và sức mạnh vũ trang Mỹ sẽ tạo nên một sức mạnh vô đối cho Đế chế thứ III trên toàn cầu. Mặc dù lịch sử ghi chép rằng, Hitler đã thua trong Thế chiến thứ II, nhưng sự tưởng tượng của nhân vật lẫy lừng này hoàn toàn không phải vô nghĩa mà đã phần nào trở thành sự thật, chỉ có điều đã được đảo chiều: Sự kết hợp “trong mơ” đó không mang lại lợi ích cho nước Đức mà đã biến nước Mỹ trở thành đất nước có nền quân sự hùng mạnh và nền khoa học hàng đầu thế giới.

Mặc dù tham gia Thế chiến thứ III, nhưng nước Mỹ lại không bị tổn thương do các tội ác mà nước Đức quốc xã gây nên như các nước ở châu Âu. Sau chiến thắng của Đồng minh trong Thế chiến thứ II, các nhà lãnh đạo quân đội và các ngành công nghiệp nước Mỹ đã thu nhận hàng chục nhà khoa học hàng đầu của Đức quốc xã để làm việc cho Mỹ. Được mệnh danh là Chiến dịch Kẹp giấy, sáng kiến bí mật này đã dẫn đến nhiều đột phá về y tế và kỹ thuật, bao gồm cả sự phát triển của tên lửa Saturn V và sự ra đời của NASA.

Bằng nhiều cách khác nhau, các nhà khoa học của phát xít Đức trong Chiến dịch Kẹp giấy là những người đã góp phần tạo nên sự ưu thế về quân sự và kinh tế mà nước Mỹ đã giành được trong những năm sau chiến tranh. Tuy nhiên, quá khứ của các nhà khoa học này thường được các phương tiện truyền thông Mỹ bỏ sót hoặc tẩy trắng. Trong số các nhà khoa học từ nước Đức chuyển tới sinh sống và làm việc cho nước Mỹ, không ít người từng là những tay phát xít “cộm cán”, có quá khứ chẳng mấy sạch sẽ. Mặc dù vậy, họ vẫn trở thành những “báu vật” cho nền khoa học của nước Mỹ, góp phần đưa đất nước này lên vị trí siêu cường.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Joshua Zirkzee đang nằm trong kế hoạch mua sắm của Arsenal.

Arsenal nhắm tiền đạo của Bayern Munich

GD&TĐ - Theo Mirror, Arsenal muốn mời tiền đạo ngôi sao của Bologna - Joshua Zirkzee một bản hợp đồng đến năm 2029, với mức lương hàng năm là 5 triệu Bảng.