Geli Raubal
Ngay lập tức, Hitler tỏ ra áp chế và thèm muốn cô gái trẻ. Khi Hitler phát hiện cô có mối quan hệ với lái xe riêng của mình là Emil Maurice, Hitler đã ép hai người phải chia tay. Maurice bị đuổi việc, còn Geli thì được Hitler đảm bảo rằng sẽ được học ở bất kỳ nơi nào mà cô muốn.
Cuối năm 1931, ngược lại với lời hứa của mình, Hitler không cho phép Geli tới Vienna, cô gái đã bất bình và tự sát bằng một khẩu súng lục. Các nhà lịch sử học vẫn còn tiếp tục tranh cãi xem liệu Hitler có mối quan hệ tình ái với Geli không.
Những lời đồn lan truyền rầm rộ xung quanh giai đoạn đó tách thành nhiều hướng. Một số cho rằng cô gái mê đắm người cậu của mình, một số khẳng định cô gái non nớt này chỉ là nạn nhân đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng của lãnh đạo tối cao Đế chế thứ III. Dù gì đi chăng nữa, thì mối quan hệ này rõ ràng là không lành mạnh.
Sau này, Hitler tuyên bố rằng, Geli là người phụ nữ duy nhất mà ông ta thực sự yêu thương. Sau khi cô ra đi, Hitler vẫn gìn giữ phòng ngủ của cô tại Berghor và treo chân dung của cô tại văn phòng của mình ở Berlin.
Emmy Goering
Emmy Goering là một nữ nghệ sĩ người Đức và là người vợ thứ hai của Hermann Goering. Sau khi giúp Adolf Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, Hermann Goering trở thành nhân vật quyền lực số hai tại Đức.
Cũng trong năm đó, Goering thành lập Gestapo và trao quyền chỉ huy cho Heinrich Himler. Năm 1935, Goering được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh không quân.
Năm 1940, Goering lên đến đỉnh cao quyền lực và tầm ảnh hưởng; với tư cách Bộ trưởng phụ trách kế hoạch 4 năm của Đế chế, Goering chịu trách nhiệm phần lớn về sự vận hành của nền kinh tế Đức trong giai đoạn hình thành nên Thế chiến II. Hitler tiếp tục thăng chức cho Goering lên đến
Reichsmarschall (Thống chế Đế chế). Năm 1941, Hitler chỉ định ông làm người kế nhiệm đồng thời làm phụ tá trong mọi chức vụ của mình.
Với sự thăng tiến như diều gặp gió của chồng, Emmy Goering được nhìn nhận như “Đệ nhất phu nhân của Đế chế thứ III”. Bà đóng vai trò như nữ chủ nhân trong nhiều sự kiện của chính quyền này giai đoạn trước Đại chiến Thế giới II. Vốn đã không ưa gì nhau, vợ của Hermann lại được tung hô trong vai trò mà lẽ ra phải thuộc về Eva Braun khiến người phụ nữ này ghen tuông ra mặt với Emmy
Goering. Có lẽ cũng vì ghen tuông mà Emmy không bao giờ được mời tới Berghof.
Mặc dù vậy, Emmy vẫn nhận được sự quan tâm của truyền thông Đức. Bà ta sống một cuộc sống xa hoa và thường được nhắc tới trên các tạp chí và tin tức. Emmy và chồng sở hữu nhiều ngôi nhà với vô số tác phẩm nghệ thuật tịch thu từ tài sản của người Do Thái.
Chiến tranh kết thúc, Emmy bị kết tội là phát xít và phải ngồi tù, tuy nhiên được trả lại tự do sau 1 năm bị giam giữ. Bà ta bị cấm diễn trên sân khấu và sống tại một căn hộ nhỏ ở Munich. Emmy qua đời năm 1973.