Số ca tử vong toàn cầu vì Covid-19 vượt 1,3 triệu, châu Âu thắt chặt kiểm dịch

GD&TĐ - Một loạt các hạn chế nhằm ngăn làn sóng nhiễm Covid-19 thứ 2 đã được công bố hoặc có hiệu lực từ Áo đến Hy Lạp, từ Italy đến Bồ Đào Nha vào hôm qua (14/11) khi số người chết toàn cầu tăng lên 1,3 triệu người.

Các bệnh viện Pháp đối mặt với làn sóng bệnh nhân Covid-19 thứ 2.
Các bệnh viện Pháp đối mặt với làn sóng bệnh nhân Covid-19 thứ 2.

Hơn 53 triệu người đã nhiễm bệnh khi Covid-19 hoành hành mạnh trên khắp châu Mỹ, châu Âu, buộc các chính phủ phải có hành động quyết liệt hơn bất chấp khả năng tàn phá kinh tế.

Áo đã tham gia vào xu hướng tuyên bố đóng cửa trường học và các cửa hàng thiết yếu và cũng áp đặt phong tỏa một phần cách đây 2 tuần.

Thủ tướng Sebastien Kurtz cho biết: “Nhiều người nói rằng sự lây nhiễm không xảy ra ở trường học và các cửa hàng hoặc dịch vụ. Nhưng sự thật là các nhà chức trách không còn có thể theo dõi 70% ca mắc mới, điều đó có nghĩa là họ không biết sự lây nhiễm diễn ra ở đâu”.

Hy Lạp đang chống chọi với hệ thống y tế quốc gia vốn đã bão hòa và tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả trường học sau khi áp dụng lệnh giới nghiêm ban đêm trên toàn quốc từ 13/11.

“Đóng cửa trường học là điều cuối cùng chúng tôi muốn làm. Đây là thước đo để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình hình” - Bộ trưởng Y tế Vassilis Kikilias nói. Các trường trung học đã bị đóng cửa.

Trong khi đó, Romania phải trải qua thảm kịch khi 10 bệnh nhân Covid-19 thiệt mạng và 7 người khác bỏng nặng sau khi đám cháy bùng phát tại một phòng chăm sóc đặc biệt ở thị trấn Piatra Neamt ở miền bắc.

Ngoài châu Âu, Lebanon bước vào thời kỳ đóng cửa mới kéo dài 2 tuần. Các bệnh viện ở đây đang trải qua khủng hoảng khi gần như hoạt động hết công suất.

Các quan bar ở new York, tâm chấn của đợt bùng phát dịch lần đầu tại Mỹ, đã được lệnh đóng cửa lúc 10 giờ tối thứ 6. Các trường học ở đây có thể chuyển sang dạy trực tuyến sớm nhất từ ngày mai. Theo ĐH John Hopkins, Mỹ có thêm 188.858 ca mắc Covid-19 và 1.596 ca tử vong vào hôm 13/11.

Trong khi nhà chức trách áp đặt các giới hạn thì nhiều cuộc biểu tình chống đối đã diễn ra.

Một số thành phố của Đức đã chứng kiến các cuộc biểu tình phản đối việc cưỡng chế đeo khẩu trang. Cảnh sát đã phải sử dụng vòi rồng để giải tán gần 1.000 người ở Frankfurt.

Khu nghỉ dưỡng Riviera ở Pháp chứng kiến 1.500 người xuống đường yêu cầu các biện pháp hạn chế chặt chẽ chống dịch.

Hàng trăm người cũng biểu tình ở Bồ Đào Nha, bất chấp lệnh giới nghiêm cuối tuần được áp dụng đối 7/10 dân số.

Để giải tỏa sự u ám, Cơ quan Dược phẩm châu Âu cho biết hy vọng đang ngày càng tăng về một loại vaccine hiệu quả có thể sớm ra mắt. Tuy nhiên, ngay cả khi các nước vượt qua được các rào cản về thử nghiệm và phân phối thuốc, liệu có đủ vaccine cho người dùng hay không?

Thủ tướng Pháp Jean Castex nói với tờ Le Monde: “Tôi lo sợ vaccine không đủ tiêm cho người Pháp”.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ