Nga sửa môn Văn vì chương trình quá nặng

GD&TĐ - Chuẩn giáo dục mới về môn Văn đã mấy tuần nay khiến các thầy giáo và các bậc phụ huynh Nga lo lắng, lại rơi vào tâm điểm của sự chú ý.

Nga sửa môn Văn vì chương trình quá nặng

Ngày 21 tháng 3 vừa qua, tại phiên họp của hội đồng chuẩn giáo dục quốc gia thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga, dự án chuẩn giáo dục tiểu học đã được đa số phiếu nhất trí thông qua, còn dự án chuẩn giáo dục trung học cơ sở phải tiếp tục sửa đổi và xem xét lại lần nữa.

Tại cuộc họp báo ở Moskva, giáo sư Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Moskva Sergey Zinin, Vụ trưởng Vụ Chính sách quốc gia trong lĩnh vực giáo dục phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học Nga Andrey Petryov và nhiều người khác đã đưa ra đánh giá văn bản mới này.

Cũng cần nhấn mạnh rằng tên gọi “chuẩn mới” là không chính xác, thực chất đó là chuẩn sửa đổi. Chuẩn giáo dục quốc gia hiện hành đã được thông qua ngày 17 tháng 12 năm 2010, chương trình chuẩn về môn Văn trên cơ sở của nó hiện nay người ta xây dựng chương trình làm việc của mình, được thông qua ngày 8 tháng 4 năm 2015. Vậy văn bản chuẩn sửa đổi và văn bản chuẩn hiện hành khác nhau như thế nào?

Theo ý kiến của nhiều nhà ngữ văn và nhà giáo dục đáng kính đã ký tên dưới bức thư ngỏ công bố trên trang web của Hội những người giảng dạy ngữ Văn (có hơn 1000 chữ ký ), khác nhau cơ bản là thiếu tính tự chọn: việc xuất hiện danh mục các tác phẩm được phân bố cụ thể theo từng năm học khiến giáo viên đánh mất cơ hội định hướng vào trình độ cảm xúc, trí tuệ và tâm lý của học sinh từng lớp học cụ thể và điều chỉnh chương trình phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh.

Các chuyên gia tin chắc rằng quan điểm đó không thể mang lại cho học sinh điều gì khả quan ngoài sự chán ngấy tác phẩm văn học.

Giáo sư bộ môn phương pháp giảng dạy văn học thuộc Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Moskva Sergey Zinin nhận xét: “Chuẩn hiện hành chỉ bao hàm những phương hướng chung và các kết quả môn học, không nói gì về việc những kết quả này phải đạt được trong tài liệu nào. Nếu không làm rõ những quan điểm này thì chúng sẽ không thể nào được hợp thức hóa. Những người phản đối chuẩn mới đưa ra lý lẽ: những giáo viên sáng suốt sẽ không làm gì xấu. Nhưng nếu giáo viên không sáng suốt thì sao? Chẳng hạn, nếu giáo viên và học sinh không thích Batyushkov (nhà thơ Nga thế kỷ XIX) thì học ông suốt một quý được không?

Chuẩn giáo dục quốc gia sửa đổi về môn Văn dành cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 9 kiến nghị một tỷ lệ tương quan của phần bắt buộc và phần tự chọn là 70 và 30 tương ứng.

Bộ chuẩn hiện tại có tên gọi là “khung”. Nhưng cũng có thể hiểu khung theo những cách khác nhau: ai đó hiểu rằng trong khung phải có Pushkin và Tolstoy, nhưng cũng có những giáo viên “cấp tiến” đến mức nhìn thấy trong chuẩn mỗi bản thân mình...”

“Đối với một giáo viên bình thường thì chừng ấy là quá nhiều. Thậm chí nhiều hơn so với ở một số nước ngoài, nơi giáo viên có thể chọn không quá 10% tác phẩm”, - GS Zinin bình luận.

Số lượng tác phẩm học sinh phổ thông phải đọc trong 5 năm nhiều lần được các phương tiện thông tin đại chúng ghi nhận là 235 tác phẩm. Điều này gây ra lo lắng một cách hợp lý. Thậm chí nếu có thể đọc hết ngần ấy cuốn sách thì liệu có thể tiếp thu được không? GS Sergey Zinin giải thích rằng số liệu trên không chính xác: thực ra, trong 5 năm, học sinh phải đọc bắt buộc chỉ 180 tác phẩm.

Vụ trưởng Vụ Chính sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga Andrey

Pyotrov bình luận: “Chương trình môn Văn ở lớp 5 dự kiến khoảng 100 tiết. 47 tác phẩm. Trong số đó 30 bài thơ, một số truyện ngắn và 1 truyện vừa – “Đêm trước lễ Giáng sinh” (của N. Gogol), và các đoạn trích từ “Iliad” và “Odyssey”. Không có gì khủng khiếp. Và đây không chỉ là vấn đề của môn văn mà cả từ vựng học”.

Nhân đây cũng xin nói về môn từ vựng học. Có một câu hỏi đặt ra rất hợp lý: liệu có cần thiết bám chặt vào hạt nhân văn học cổ điển vĩnh cửu và không thay thế không? Khi chương trình giáo dục phổ thông đã bão hòa, người giáo viên không phải lúc nào cũng có điều kiện đưa ra những bình luận tỷ mỉ về tác phẩm này hay tác phẩm khác, trong đó học sinh hiện nay may ra chỉ hiểu được hai từ trong số 10 từ, bởi vì những từ ngữ này cũng như hiện tượng chúng mô tả đã trở nên lỗi thời.

“Đây là câu chuyện rất cũ về việc văn học cổ điển đã làm xong nhiệm vụ của mình - GS Sergey Zinin nhận xét. – Người ta đã làm một thực nghiệm như sau: học sinh được phân công đọc các tác phẩm đương đại và các em không hiểu gì. Mà đó không phải là văn của Pelevin. Các em nói chung gặp khó khăn khi đọc các tác phẩm dài. Và chức năng của thầy giáo ở đây không phải là giải thích mà là đưa văn bản tiếp cận tâm hồn học sinh.

Để hiểu nhanh ý nghĩa của một từ chỉ cần vào mạng Internet và tìm kiếm định nghĩa của nó. Có những tác phẩm hay, mà cũng có những tác phẩm lớn cần phải đọc. Đó là mã số văn hóa, hành trang văn hóa. Việc đọc sách phải lâu dài, chứ không phải hạ xuống mức trẻ nhỏ. Mặt bằng phải cao hơn và thống nhất. Văn học cổ điển mang tính hàm súc, còn văn học đương đại đa phần mang tính chất định hướng cổ điển. Trong đó có rất nhiều trích dẫn tác phẩm văn học cổ điển.

Và nếu học sinh không biết văn học cổ điển thì các em cũng sẽ không hiểu được văn học đương đại”.

“Một người đọc ít thường nói kém. Càng đọc nhiều, ngôn ngữ của đứa trẻ càng phát triển. Mà đó là kỹ năng chính của một người thành đạt”, - ông Valery Rayman, giám đốc dự án toàn Nga “ Đất nước tôi gia đình tôi”, nhận xét.

Một câu hỏi chưa được giải đáp: Vậy thì ai là người tham gia vào việc sử đổi chuẩn về môn Văn? Xin thưa, đó là các viện sĩ Viện Hàn lâm Giáo dục Nga, các chuyên gia, giáo viên bộ môn... Tuy nhiên, họ vẫn chưa được nêu tên cụ thể.

Trước ngày 28 tháng 3 năm 2018, Bộ Giáo dục và Khoa học đã thông qua các kiến nghị và nhận xét về chuẩn. Kết quả là đã nhận được hơn 30 kiến nghị. Dự tính, sau khi chỉnh sửa theo các nhận xét và kiến nghị, chuẩn giáo dục mới sẽ được giới thiệu trên một số phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến dư luận rộng rãi trước khi thông qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.