Giải Nobel bị đánh cắp

Giải Nobel bị đánh cắp

Thực tế bất công

Năm 1953, hai nhà khoa học James Watson và Francis Crik đã có một phát minh khoa học quan trọng. Họ đã tạo ra được cấu trúc không gian DNA và điều này cho phép giải mã mật mã di truyền. Năm 1962, họ cùng với Mrois Wilkins người đã chứng minh công thức DNA ở dạng xoắn kép và họ đã nhận được giải thưởng Nobel. Đây là một câu chuyện về chiến thắng của trí tuệ con người, nhưng nó cũng là một câu chuyện về sự phân biệt đối xử. Giải Nobel được coi là thuộc về Rosalind Franklin, người phụ nữ đầu tiên đã có phát minh này.

Rosalind đã không sống đến ngày trao giải được diễn ra sau đó 4 năm, cô đã qua đời ở tuổi 37 mà không nhận được giải thưởng thuộc về mình. Trong cộng đồng khoa học nước Anh những năm giữa của thế kỷ trước, sự bất bình đẳng giới đã phát triển mạnh mẽ và nếu bạn là phụ nữ thì cho dù bạn có là thiên tài thì bạn vẫn cần phải biết rõ vị trí của mình. Và đàn ông sẽ là những người gặt hái vòng nguyệt quế. Chỉ đến năm 1975, một người phụ nữ khác, nhà văn người Mỹ Anne Sair mới khôi phục lại sự công bằng này sau khi viết tiểu sử trung thực về Rosalind.

Sinh ra để làm khoa học

Rosalind lớn lên tại London trong gia đình một nhân viên ngân hàng và không muốn trở thành một người nội trợ. Ngay từ đầu, rõ ràng là “sự nghiệp của một người vợ tốt” không dành cho cô gái này. Trong tất cả các ngành học ở Trường Trung học St.Paul, cô đều là người giỏi nhất kể cả các môn khoa học tự nhiên, tiếng Latinh và các môn khác. Các giáo viên đều nói, họ không còn gì để dạy cho cô ấy.

Rosalind chỉ muốn làm khoa học, đó là niềm đam mê, là cuộc sống của cô. Trong những năm đó điều này là một sự lựa chọn táo bạo, đặc biệt là từ một gia đình Do Thái. Nhưng cô đã làm được điều này. Khi vào học Trường ĐH Cambridge, cô đã không chối bỏ thân phận thực sự của mình.

Rosalind là người phụ nữ Do Thái duy nhất trong khóa học, cô dạy tiếng Do Thái và là thành viên của cộng đồng Do Thái ở

Cambridge. Rosalind là một sinh viên tuyệt vời, đã vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng như một trò chơi, nhưng chỉ những sinh viên tốt nghiệp Cambridge mới được nhận bằng khoa học, mà các nữ sinh viên không được phép tốt nghiệp. Bốn năm sau cô vẫn có thể bảo vệ luận án và trở thành một tiến sĩ khoa học. Song điều này đã khiến cho cô phải trả giá, chỉ vì là phụ nữ.

Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra. Rosalind và cha mẹ cô đã giúp đỡ các gia đình Do Thái khi họ chạy trốn từ Đức đến Anh. Họ đã mang theo hai đứa trẻ mồ côi đi cùng đến Anh.

Âm thầm cống hiến

Rosalind đã nghiên cứu cấu trúc của than và những khám phá trong lĩnh vực đó đã tạo ra mặt nạ phòng khí độc. Bằng công việc của mình, cô đã cứu sống hàng nghìn người. Sau chiến tranh, Rosalind tiếp tục làm khoa học, đầu tiên ở Paris, sau đó cô trở về London. Cô đã làm việc tại Trường Cao đẳng Hoàng gia. Người đứng đầu bộ phận lý sinh là John Randall đã để tâm đến cô gái tài năng trong một thời gian dài và sau đó đã bổ nhiệm cô làm người đứng đầu một dự án mới nghiên cứu sợi DNA. Thế nhưng trên thực tế, cô đã chỉ đạo nghiên cứu nhưng không ai chính thức công nhận cô là người lãnh đạo, còn những người đàn ông làm việc dưới quyền của cô thì không tiết lộ về điều này.

Chỉ đơn giản Rosalind đã làm việc chăm chỉ hơn mọi người, làm tốt hơn bất cứ ai và cô đã chịu trách nhiệm về mọi việc. Còn các đồng nghiệp nam giới nói chung chỉ coi cô như một người nữ trợ lý và họ đã trút tất cả công việc vất vả lên vai cô. Dần dần thì vị trí của

Rosalind trong tập thể khoa học, mặc dù không chính thức nhưng đã trở nên rõ ràng. Nhưng trong suốt thời gian đó, cô cảm thấy sự thiếu tôn trọng, thậm chí là vẻ coi thường từ những người đàn ông: Phụ nữ làm khoa học ư? Người phụ nữ trong giới khoa học nói chung không được hoan nghênh. Cô vẫn là một người phụ nữ biết giá trị khả năng của mình. Phải chăng cho đến ngày nay, đàn ông vẫn dễ dàng tạo dựng sự nghiệp trong khoa học hơn phụ nữ?

Các đồng nghiệp bàn tán về sự không quảng giao và thiếu cởi mở của Rosalind, cho rằng cô không nói chuyện với họ về kết quả công việc của mình. Đáp lại, cô càng sống nội tâm hơn, nhưng có điều nghịch lý, cô chỉ là người như vậy trong công việc. Những người bạn bên ngoài trường đại học thì thấy cô là một người phụ nữ rất sâu sắc, biết cảm thông và nhân hậu. Nhưng trong khoa học, đàn ông đã nhìn thấy ở Rosalind là một đối thủ và coi cô là sự nguy hiểm. Cô đã không trưng diện, không cố gắng làm hài lòng ai, không chia sẻ những kết quả nghiên cứu để đổi lấy thái độ tốt của đàn ông. Và nói chung, cô vẫn là người như vốn vậy.

Mỗi ngày Rosalind đều cảm ơn số phận vì đã có cơ hội làm khoa học. Cô làm lại ống tia X và tìm ra cách cải thiện thiết bị vi phim để có được những bức ảnh rõ nét nhất. Ở giai đoạn này, cô và Wilkins cùng đi đến kết luận về sự tồn tại của hai loại DNA. Randall, người lãnh đạo của họ thấy hai người không thể làm việc cùng nhau: Một người cho rằng: “Tôi là một người đàn ông mà”, người kia nghĩ rằng điều đó chẳng quan trọng gì. Ông liền tách riêng các dự án của họ, mỗi người làm dự án của mình, sau đó kết hợp các kết quả lại.

Trước đây, cô đã khẳng định rằng DNA có cấu trúc xoắn và bây giờ cô đã có thể chứng minh điều đó. Rosalind đã nhận được tia X của các sợi muối natri, sau này được biết đến trên toàn thế giới với tên là “bức ảnh 51”. Đó là một khám phá vĩ đại của một người phụ nữ vĩ đại. Nếu trong một xã hội lý tưởng cô đã nhận được hoa, lời chúc mừng, những bức ảnh của cô sẽ có trên các tạp chí khoa học và các phần thưởng thú vị khác.

Thành quả bị đánh cắp

Rosalind Franklin miệt mài nghiên cứu.
Rosalind Franklin miệt mài nghiên cứu. 

Tại một phòng thí nghiệm gần đó, James Watson và Francis Crick đã nghiên cứu về cấu trúc DNA. Có lẽ họ không có được tài năng lớn như Rosalind, hoặc họ không cống hiến hết mình cho sự nghiệp như cô, mà họ lại không thể tiếp cận gần hơn với kết quả của cô. Họ đã yêu cầu Wilkins để ông này đề nghị một chàng trai được quyền đi vào phòng thí nghiệm của

Rosalind để chụp “bức ảnh 51” ngay tại đó. Đã không ai hỏi hoặc thông báo cho cô bất cứ điều gì. Hai người đàn ông đoạt giải Nobel trong tương lai đã nghiên cứu về bức ảnh và đưa ra kết luận. Họ đã thực hiện phát minh của mình dựa trên bức ảnh đó và các tính toán khác của Rosalind. Khi họ làm được điều này, Rosalind đã chuyển sang thực hiện những nghiên cứu khác.

Rosalind đã nghiên cứu virus thuốc lá, tất cả sinh học phân tử đã được phát triển từ công trình này của cô. Rosalind cũng nghiên cứu virus bại liệt và thực hiện một phát minh khác xứng đáng cho giải thưởng Nobel, nhưng một người đàn ông khác hoàn thiện nó sau cái chết của Rosalind và ông ta đã được nhận giải thưởng này.

Rosalind Franklin qua đời vì ung thư buồng trứng, có thể các thí nghiệm tự phát với tia X bị ảnh hưởng. Cô cũng không thể phát hiện ra Watson và Crick đã lấy “bức ảnh 51” của mình, bức ảnh mà có thể vì nó cô đã phải trả giá bằng cả cuộc đời. Chính họ đã thừa nhận rằng rất có thể họ sẽ không thực hiện được phát minh của mình nếu không có được bức ảnh đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ nhập viện do uống vitamin quá liều. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương

'Con dao hai lưỡi' mang tên vitamin

GD&TĐ - Theo chuyên gia y tế, chỉ nên sử dụng một lượng vitamin cân đối vừa đủ cũng như phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cơ thể.