2 quốc gia tuyên bố sẽ gửi hàng nghìn vũ khí tới Ukraine

GD&TĐ - Thụy Điển và Đức thông báo sẽ gửi hàng nghìn vũ khí chống tăng tới Ukaine. Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển cho biết quyết định này “mang tính lịch sử”.

Một người lính cầm súng phóng tên lửa chống tăng Panzerfaust tại khu huấn luyện quân sự Munster ở Lower Saxony, Đức, 14/10/2016.
Một người lính cầm súng phóng tên lửa chống tăng Panzerfaust tại khu huấn luyện quân sự Munster ở Lower Saxony, Đức, 14/10/2016.

Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Ann Linde cho biết đất nước của bà sẽ gửi 5.000 vũ khí chống tăng cho Ukraine, ngoài 5.000 vũ khí đã cung cấp. Bà Linde gọi quyết định này “mang tính lịch sử”.

Trong khi đó, Cơ quan Báo chí Đức đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã yêu cầu lực lượng vũ trang nước này cung cấp 2.000 đạn pháo từ các kho vũ khí của họ cho Ukraine.

Quân đội Đức được cho là thiếu đạn dược. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói với các nhà lập pháp rằng vì quân đội của nước này thiếu nguồn cung, chính phủ sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất vũ khí để “có thể giao hàng nhiều hơn”.

Cả 2 nước đã hứa sẽ tăng chi tiêu quốc phòng sau khi chiến tranh bùng nổ ở Ukraine. Thụy Điển đã tăng đều đặn ngân sách quân sự kể từ năm 2014 và gần đây tuyên bố sẽ tăng chi lên 2% GDP “càng sớm càng tốt”, tăng khoảng 1/3 so với mức hiện tại.

Tháng trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng tuyên bố tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP vào đầu tư 113 tỷ USD vào vũ khí, bao gồm máy bay không người lái của Israel và máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.

NATO đặt nhiệm vụ cho các thành viên của mình là chi tiêu tối thiểu % GDP cho quốc phòng – một mục tiêu mà nhiều quốc gia không đạt được.

Không giống Đức, Thụy Điển không phải là thành viên NATO và chính phủ ở Stockholm đã nói rằng họ có ý định đứng ngoài liên minh này.

Hiện vẫn chưa rõ khi nào và bằng cách nào mà vũ khí của Đức và Thụy Điển sẽ được chuyển cho Ukraine. Trong khi đó Nga tuyên bố sẽ coi các đoàn xe cung cấp quân sự vào Ukraine là “mục tiêu hợp pháp”. Chính phủ Đức tuần trước tuyên bố rằng chi tiết về các chuyến hàng như vậy sẽ không được công khai, có thể là để tránh tình báo Nga theo dõi lộ trình của họ.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống thu hồi nước đa tầng.

Hệ thống thu hồi nước đa tầng cho vùng biển đảo

GD&TĐ - Hệ thống cung cấp nguồn nước sạch ổn định với hiệu suất hơn 1,2 lít/m²/giờ, đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản như uống, nấu ăn và vệ sinh cho các hộ gia đình hoặc cộng đồng nhỏ.

Sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại trình diễn kỹ năng pha chế đồ uống tại Ngày hội hướng nghiệp - việc làm năm 2025 do UBND quận Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức. Ảnh: PV

Hấp dẫn nghề pha chế

GD&TĐ - Với ưu điểm thời gian học nghề ngắn từ 3 - 6 tháng, chú trọng thực hành hơn lý thuyết, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động nên nghề pha chế đang được ưa chuộng, thu hút nhiều học viên.

Bếp ăn của Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương.

Bài cuối: Dấu hỏi về sự minh bạch

GD&TĐ - Tại một số bếp ăn bệnh viện công lập Thanh Hóa, quá trình lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn đang bị đặt dấu hỏi lớn về sự thiếu minh bạch.