1. Dân cư đô thị tăng gấp 3
Theo số liệu thống kê, vào năm 1950, chỉ có chưa đầy 750 triệu người sinh sống ở các thành phố lớn. Nhưng đến nay, con số đã tăng lên vượt mốc 4 tỷ người – tức là hơn một nửa dân số thế giới, và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong tương lai.
Ước tính, vào giữa thế kỷ 21, dân số sống trong các thành phố lớn sẽ lên tới 6,3 tỷ người. Cùng với tình trạng dân số quá đông, việc lây lan các bệnh truyền nhiễm, virus, bệnh lao hay cúm cũng sẽ dễ dàng hơn.
Điều này một phần là do hạn chế, ngày một cạn của nguồn nước sạch và chi phí không đủ, ảnh hưởng tiêu cực tới y tế chăm sóc sức khỏe người dân.
So với khu vực nông thôn, thành phố tiêu thụ khoảng ¾ năng lượng thế giới, đồng thời thải ra lượng lớn khí cacbon.
Do vậy, sự gia tăng dân số ở thành thị sẽ tạo ra áp lực cho ngành điện và ô nhiễm môi trường. Theo WHO, ô nhiễm không khí đã khiến 3,7 triệu người tử vong vào năm 2012.
2. Số người tử vong vì ô nhiễm không khí chạm mốc 6 triệu người
Đến năm 2050, số ca tử vong do ô nhiễm không khí chạm mốc 6 triệu người mỗi năm. Đây là con số đưa ra mới đây của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD.
Một trong số đó chính là Ozone mặt đất, là thủ phạm gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp, hít phải chất này lâu ngày gây khó thở, hen suyễn.
3. Hơn một nửa dân số thế giới thiếu nước sinh hoạt
Tại thời điểm hiện tại, 1,1 tỷ người, khoảng 36% dân số thế giới sống trong những khu vực tạo ra khoảng 20% GDP toàn cầu nhưng không có nước sạch để dùng.
Đến năm 2050, con số sẽ tăng lên đến gần 2 tỷ người, chủ yếu sống ở Trung Đông và Bắc Phi, theo Viện quản lý nước quốc tế.
Bên cạnh việc khan hiếm nước sạch, một phần lớn nước dùng cho tưới tiêu, và một số ngành khác cũng bị đe dọa. Hiện nay, 1/3 mạch nước ngầm đang dần biến mất, theo thống kê của World Preservation Foundation.
Với tốc độ tăng nhanh của dân số và sự nóng lên toàn cầu, tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, thế giới cũng phải đối mặt với nhiều nạn thiên tai khác như hạn hán, cháy rừng.
4. Nhiều loại cá chúng ta ăn sẽ tuyệt chủng
Với mức độ khai thác, đánh bắt cá trên thế giới hiện nay, ở mức 87%, nếu tiếp tục duy trì thì vào năm 2050, hàng ngàn loài cá sẽ bị tuyệt chủng.
Số lượng cá sụt giảm cũng khiến cho những người sống dựa vào nghề đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản bị mất việc làm, ngành xuất khẩu thủy hải sản toàn cầu cũng sẽ thiệt hại nặng nề.
5. Hàng triệu người chết đói
Cứ mỗi thập kỷ trôi qua, việc nóng lên toàn cầu sẽ làm giảm 2% lượng lương thực sản xuất ra, tương đương khoảng 10 năm nữa, chúng ta sẽ mất 4.440.000 tấn lương thực.
6. Rừng mưa có thể đối mặt với nguy cơ hủy diệt
Nạn phá rừng đang ngày một phá hủy môi trường sống của nhiều động vật và con người.
Mỗi năm, chúng ta mất một khoảng lớn trong những khu rừng mưa. Theo ước tính, đến năm 2050 khoảng 1/3, thậm chí ½ khu rừng mưa sẽ biến mất.
7. Siêu vi khuẩn sẽ giết chết khoảng 10 triệu người mỗi năm
Hiện nay, thế giới đã cảnh báo về tình trạng siêu vi khuẩn kháng thuốc đang trở nên ngày càng nguy hiểm.
Mỗi năm hiện tượng này cướp đi khoảng 700.000 người mỗi năm. Các bệnh nhiễm trùng có thể giết đến 10 triệu người trên toàn thế giới tính đến năm 2050.
8. Bệnh tật lây lan một cách dễ dàng
Sự ấm dần lên của toàn cầu đang tạo ra môi trường sống lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho con người. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, tới năm 2030, có thêm 60.000 người chết vì sốt rét.
Muỗi gây bệnh sinh trưởng tốt hơn trong thời tiết nóng ấm, do vậy đến 2050, bệnh sốt rét thậm chí còn xuất hiện ở những khu vực chưa bao giờ có người bị bệnh trước đây. Đến 2050, ước tính khoảng 4,6 tỷ người nhiếm bệnh.
Bệnh tả cũng phát triển mạnh trong môi trường ấm nóng. Vi khuẩn tả có khả năng cướp đi từ 100.000 đến 130.000 người mỗi năm, chủ yếu là ở những khu vực thiếu nước sạch.
9. Số người bị chứng mất trí tăng gấp ba
Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2050, số người trên thế giới sống chung với chứng mất trí dự kiến sẽ tăng gấp ba lần, tăng từ 36 triệu người đến 115 triệu người.
10. Những cơn bão xuất hiện thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn
Sự biến đổi khí hậu gây ra tình trạng nước biển tăng và nhiệt độ cao hơn, băng tan, đồng thời bão cũng xuất hiện nhiều hơn. Trái Đất nóng lên, hơi nước bốc lên nhiều khiến sức mạnh của bão tăng lên. Đến 2100, sức bão đã mạnh tới 300%.
11. Nước biển tăng gây ra ngập lụt trên nhiều thành phố trên toàn cầu
Khí carbon thải ra môi trường với tốc độ không kiểm soát như hiện nay, các chuyên gia ước tính đến 2100, mực nước biển tăng lên khoảng 35cm. Việc không có kế hoạch chuẩn bị, nhiều thành phố ven biển sẽ bị đe dọa.
12. Nhiều thành phố lớn phải sống trong bóng tối
Mực nước biển tăng cao, khí hậu nóng, việc sử dụng điện tăng cao, điều này dẫn tới sự thiếu hụt điện trên toàn cầu.
Đến năm 2050, hơn 50% người dân có khả năng phải sống trong bóng tối. Tình trạng trở nên càng tội tệ hơn ở những thành phố đông dân như New York, Philadelphia.
13. Dầu trở thành món hàng hóa xa xỉ
Với lượng cư dân tăng cao, lượng xe cộ cũng nhiều hơn, việc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ năng lượng cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong tương lai.
Nếu việc sử dụng năng lượng toàn cầu vẫn duy trì ở mức hiện tại thì đến năm 2050, nhu cầu sử dụng dầu tăng 110%, tương đương 190 triệu thùng dầu mỗi ngày, tổng tiêu thụ tăng gấp đôi. Lượng khí thải carbon ra khí quyển cũng tăng gấp 2.
Con người đã khai thác nguồn năng lượng mới như than để thay dầu mỏ. Nhưng đây là một trong những nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới.
Theo ước tính, với đà tiêu thụ hiện tại, lượng than đá chỉ có thể đủ để sử dụng trong 176 năm nữa.