Thế giới không thiếu chất chống ung thư: Chuyên gia mách 5 thực phẩm rất tốt

GD&TĐ - Ăn uống không hợp lí có thể dẫn đến ung thư, nhưng có nhiều loại thực phẩm nếu ăn thường xuyên lại có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Phó giáo sư Hoàng Chí Kiệt, Trường đại học y dược Hồ Bắc (Trung Quốc) đã nói: Trong thế giới tự nhiên không thiếu các chất phòng chống ung thư, chúng có mặt trong các loại thực phẩm của tự nhiên, chỉ có chúng ta chưa biết mà thôi.

Hiện nay, thế giới đã công nhận một số loại rau quả có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Chúng được xếp loại theo thứ tự như sau: Khoai lang, măng tây, bắp cải, súp lơ, cần tây, cà tím, củ cải, cà rốt, nấm kim châm, cải dưa, cải thảo.

Thứ tự xếp loại trái cây là: Đu đủ, dâu tây, quýt, cam, ki wi, xoài, mơ, hồng, cà chua, dưa hấu. Để hiểu rõ hơn về tác dụng ngăn ngừa ung thư của các loại rau quả, chúng ta cùng tham khảo một số thông tin giới thiệu dưới đây.

1. Khoai lang 

Trong các loại rau quả có tác dụng ức chế tế bào ung thư rõ rệt nhất thì khoai lang là loại củ được xếp hạng đầu tiên. Tỷ lệ ức chế tế bào ung thư của khoại lang đã nấu chín chiếm 98.7%, còn khoai lang sống chiếm 94,4%.

Trong thành phần khoai lang có chất glycolipid là chất chống ung thư, có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Ngoài ra còn có một số hoạt chất khác có thể gây ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời có thể khôi phục hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu, ngăn ngừa ung thư vú và ung thư ruột kết.

2. Cà rốt

(Ảnh minh họa)

Nghiên cứu cho thấy, carotene trong cà rốt khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Trong thành phần cà rốt còn chứa nhiều a xít folic cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

Chất lignin có trong cà rốt có thể nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể lên đến 2-3 lần, có thể gián tiếp ức chế hoặc tiêu diệt chất gây ung thư và tế bào ung thư trong cơ thể.

Ngoài ra, nguyên tố vi lượng molybdenum trong cà rốt cũng có thể ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn cà rốt là cách để phòng tránh ung thư rất tốt.

3. Các loại nấm

(Ảnh minh họa)

Trong một thí nghiệm của Nhật bản đã chứng minh: Tỷ lệ ngăn ngừa ung thư của chất ribosome trong nấm hương đạt tới 80-95%. Nó có hiệu quả rõ rệt đối với các bệnh ung thư ác tính như ung thư bạch cầu, thực quản, dạ dày, đại tràng, phổi, gan…

Trong nấm hương có chứa chất β-D-Glucosidase, có thể tăng cường khả năng kháng ung thư cho cơ thể. Ngoài ra, nếu ung thư giai đoạn đầu, người bệnh kiên trì ăn nấm, có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, thậm chí có thể làm nó biến mất.

Bởi vì nấm hương không chỉ chứa nhiều ribosome, mà còn có thành phần của chất cảm ứng interferon- sự kết hợp kép của Ribonucleic Acid ( RNA) có thể xâm nhập vào tế bào ung thư ức chế sự phát triển của khối u.

Các bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật, thường xuyên dùng nấm hương, còn có thể ngăn chặn sự di căn của tế bào ung thư.

Trong nấm kim châm có một loại protein có thể kích thích cơ chế phản ứng tự nhiên với ung thư. Người bệnh dựa vào khả năng miễn dịch của mình để chống lại tế bào ung thư.

Tricholoma matsutake chứa hơn 10 thành phần có tác dụng chống ung thư. Trong đó polyoses là chất kích thích có tính hỗ trợ mạnh nhất được biết đến hiện nay của các tế bào limpho T.

Nó có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, có tác dụng mạnh trong việc chống lại bức xạ, ngăn chặn sự tăng trưởng của khối u, chống lại những chất phóng xạ có hại cho cơ thể và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Đồng thời có thể hấp thụ, bài tiết chất gây ung thư, ngăn chăn chất hóa học, chất phóng xạ và độc tố gây ung thư.

4. Kiwi

(Ảnh minh họa)

Hàm lượng vitamin C trong kiwi có thể ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự hình thành các gốc tự do. Nó cũng có những tác dụng hỗ trợ nhất định trong việc ngăn ngừa ung thư.

Ngoài ra, vitamin C còn có thể thúc đẩy việc sản xuất interferon để tăng cường khả năng miễn dịch và khả năng ngăn ngừa ung thư cho cơ thể.

Kiwi tươi và các sản phẩm từ kiwi có thể ngăn chặn sự hình thành chất gây ung thư nitrosamine trong cơ thể, có tác dụng nhất định trong việc phòng chống ung thư đường tiêu hóa.

5. Măng tây

(Ảnh minh họa)

Măng tây chứa nhiều chất dinh dưỡng chống ung thư. Đầu tiên là một loại protein có hiệu quả trong việc ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Sau đó là các a xít folic, a xít nucleic, selen và asparaginase…có nhiều trong măng tây cũng có tác dụng ức chế ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

Thứ ba và cũng là điểm quan trọng nhất, đó là chiết xuất măng tây có thể thúc đẩy DNA phá vỡ tế bào ung thư. Đây là sự lựa chọn nhiều hứa hẹn của các nhà khoa học sử dụng măng tây trong phòng chống ung thư.

Măng tây có thể trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư mà không có tác dụng phụ nào đối với các tế bào bình thường khác.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, khi dùng măng tây để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư thì cần thường xuyên sử dụng thì mới có hiệu quả tốt. Măng tây có thể nấu, luộc, xào…nhưng không nên ăn sống, vì nó có thể gây đầy hơi, tiêu chảy….

Theo Tri Thức Trẻ/soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.