Thầy giáo 'mát tay' bồi dưỡng học sinh giỏi

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Yêu nghề, tâm huyết trong dạy học, thầy Trần Hồng Cảnh ( Trường THCS Lê Ngọc Hân, TP Mỹ Tho, Tiền Giang) là chỗ dựa vững chắc cho trò.

Thầy Cảnh và đội tuyển học sinh giỏi được khen thưởng.
Thầy Cảnh và đội tuyển học sinh giỏi được khen thưởng.

Muốn có trò giỏi, thì thầy phải giỏi

Năm 2006, thầy Cảnh tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm loại giỏi, được phân công về giảng dạy tại Trường THCS Long Chánh, thị xã Gò Công (Tiền Giang). Đến năm 2011, thầy về công tác tại Trường THCS Lê Ngọc Hân. Thầy Cảnh được tổ bộ môn và Ban Giám hiệu nhà trường tin tưởng và phân công giảng dạy lớp 7, rồi lớp 9 và kiêm luôn phụ trách Câu lạc bộ Tiếng Anh.

Thấy thầy giáo trẻ có năng lực lại được Tổ chuyên môn giới thiệu, nhà trường đề nghị thầy Cảnh hỗ trợ rồi bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Tiếng Anh của trường. Từ năm học 2016 - 2017, thầy đảm nhận luôn việc bồi dưỡng đội tuyển. Đảm nhận trọng trách này, thầy Cảnh không khỏi lo âu!

Thầy tâm niệm muốn có trò giỏi, thì thầy phải giỏi. Hơn nữa, trong thế giới phẳng hiện nay, chỉ cần 1 cú nhấp chuột là học sinh có thể biết thầy đúng hay sai. Vì vậy, người thầy phải lấy việc tự học, tự rèn mới đáp ứng nhu cầu của công việc và nhu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục. Đặc biệt, với bộ môn Tiếng Anh trong xu hướng hội nhập quốc tế, thầy Cảnh đã vừa dạy vừa tự học và đạt nhiều kết quả tốt.

Năm 2011, thầy hoàn thành chương trình đại học với kết quả tốt nghiệp xuất sắc. Năm 2023, thầy Cảnh tốt nghiệp Cao học và đỗ vào nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh. Ngoài ra, thầy còn tự học để đạt chứng chỉ C1 tiếng Anh và và chứng chỉ DELF B2 tiếng Pháp.

Thầy Cảnh chia sẻ rằng, với nghề giáo, yếu tố quan trọng, quyết định thành công không chỉ trong mỗi bài giảng đến với học sinh mà còn là những bài học đạo đức được lồng ghép và đặc biệt là tấm gương của người thầy. Trong công việc hay trong cuộc sống đời thường thầy luôn tự nhắc bản thân phải thực hiện những điều đã đăng ký trong học tập và làm theo Bác.

Để học sinh yêu thích bộ môn trong quá trình giảng dạy, thầy Cảnh luôn trăn trở tìm cách làm cho bài giảng lôi cuốn hơn. Ngoài việc ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, trong từng giờ lên lớp, thầy tìm cách tổ chức giờ học thật sinh động. Sau mỗi giờ lên lớp thầy cẩn thận ghi chép những điều cần thay đổi… để tiết học ngày càng hấp dẫn hơn.

Thầy Trần Hồng Cảnh.
Thầy Trần Hồng Cảnh.

“Mát tay” bồi dưỡng học sinh giỏi, rèn học sinh yếu

Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, không ít người cho rằng các em vào đội tuyển đã được gia đình “đầu tư” từ nhỏ, vai trò của giáo viên dạy bồi dưỡng không nhiều. Nhưng thực tế không phải như thế, thầy Cảnh cho biết: Các em có kiến thức khá tốt, nhiều em có thể tranh luận với thầy, cô. Với những trường hợp này, thầy cho các em tranh luận, rồi sau đó thầy và trò cùng tìm giải pháp để thống nhất.

Nhờ thế mà kiến thức của thầy và trò đều được cải thiện đáng kể. Cái khó nhất trong dạy bồi dưỡng là thay đổi tư duy và suy nghĩ của các em. Theo thầy Cảnh, không ít em tự tin với kiến thức thậm chí là chứng chỉ tiếng Anh có giá trị quốc tế, nên khi vào đội tuyển lơ là trong việc làm bài tập hay ít tìm tòi, suy nghĩ vấn đề mới… Vì vậy, thầy thường nhắc các em hoàn thành các yêu cầu thầy đề ra.

Để đảm bảo kỹ năng nghe, đọc, viết và hoàn thiện bài thi học sinh giỏi một cách tốt nhất, thầy Cảnh hướng dẫn các em phải biết cách nghĩ ra tình huống để xây dựng bài hội thoại, làm bài luận thật chuẩn. Hướng dẫn các em cách đọc hiểu và đọc chi tiết, đoán từ chưa học… Đặc biệt là đọc thêm sách để có thêm kỹ năng. Quan trọng nhất với học ngoại ngữ là phải tự học. Mỗi ngày một ít, thường xuyên và liên tục.

Thầy bày cho các em nâng vốn từ vựng bằng cách viết từ vựng trong các thẻ, trên bảng chỗ dễ nhìn thấy trong nhà… để mỗi ngày dung nạp thêm từ mới và nhớ từ cũ. Thầy nhắc các em phải biết những ngữ cảnh sử dụng từ đó. Càng học thuộc được nhiều mẫu câu, nhiều thành ngữ… càng tốt. Ngoài ra, nên tự học trên Internet, luyện tập nói tiếng Anh, xem phim, nghe nhạc bằng tiếng Anh hàng ngày…

Em Lương Thị Thanh Xuân, học sinh lớp 9/2 vừa là học trò lớp chủ nhiệm cũng là thành viên đội tuyển học sinh giỏi Tiếng Anh, chia sẻ: “Với môn Tiếng Anh chuyên, em xin cám ơn thầy Cảnh vì thầy đã dạy những kiến thức trọng tâm và bổ ích. Nghe thầy góp ý và giao công việc, em tập trung việc học hơn và học được nhiều kiến thức bổ ích”.

Dạy học sinh giỏi là vậy, nhưng với học sinh học lực yếu, thầy luôn dành thời gian để tìm hiểu nhiều hình thức để giúp các em mạnh dạn và tự tin, động viên các em cố gắng hay nhờ bạn bè giỏi trợ giúp. Nhờ những nỗ lực của thầy Cảnh mà các em học sinh yếu đã lấy lại kiến thức cơ bản; học sinh giỏi được nâng cao kỹ năng. Tỷ lệ học sinh của lớp thầy phụ trách luôn đạt và vượt chỉ tiêu nhà trường giao.

Qua 8 năm đảm nhận vai trò bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, học trò của thầy Cảnh có hơn 70 giải cấp thành phố và 40 giải cấp tỉnh. Đa số các em trong đội tuyển đều đỗ vào lớp 10 chuyên Anh Trường chuyên Tiền Giang hay các trường chuyên ở TPHCM…

Cô Lê Ngọc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Ngọc Hân cho biết: Thầy Cảnh có chuyên môn vững vàng; thầy luôn gương mẫu, hăng say, nhiệt tình, tích cực tham gia mọi hoạt động chung của trường, của tổ chuyên môn. Không chỉ dạy học sinh giỏi hiệu quả, thầy còn là một giáo viên chủ nhiệm tận tụy và hết lòng yêu thương học trò. Thầy được đồng nghiệp, học sinh tin yêu và phụ huynh quý mến.

Hơn 10 năm gắn bó với Trường THCS Lê Ngọc Hân, thầy Cảnh đạt nhiều thành tích: Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2009 - 2010; Chiến sĩ thi đua cơ sở liên tục nhiều năm liền; nhận 3 bằng khen của UBND tỉnh vào các năm 2017, 2019, 2021; bằng khen “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” giai đoạn 2016 - 2018 của Liên đoàn Lao động tỉnh, giai đoạn 2015 - 2023 của Liên đoàn Lao động TP Mỹ Tho; Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm (2018 - 2022) và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2023.

Thầy Cảnh hiện là giáo viên cốt cán của ngành GD&ĐT tỉnh Tiền Giang. Thầy được tập huấn chuyên môn ở Malaysia năm 2013; tham gia giảng dạy ôn tập tuyển sinh lớp 10 trên truyền hình trong thời gian dịch Covid-19; tập huấn các module, hướng dẫn đồng nghiệp trong bồi dưỡng thường xuyên; báo cáo viên dạy và học trực tuyến cho giáo viên bậc THCS toàn tỉnh…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).