Thấy gì sau sự kiện Twitter, Facebook cấm tài khoản của TT Donald Trump?

GD&TĐ - Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho rằng, những sự kiện mới nhất ở Mỹ cho thấy các công ty Big Tech (công nghệ lớn) không quan tâm đến Hiến pháp Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov.

“Các sự kiện gần đây, bao gồm những sự kiện ở Mỹ, liên quan đến việc nửa tá người tạo ra đế chế công nghệ của họ thậm chí không muốn biết họ có quyền gì ở đất nước mình. Chính họ đã xác định quyền của họ trên cơ sở về cái gọi là chuẩn mực doanh nghiệp và họ không quan tâm một chút đến hiến pháp của quốc gia mình. Chúng tôi đã thấy rõ điều này ở Mỹ và tất nhiên, gây ra lo ngại nghiêm trọng” – ông Lavrov nói với phóng viên hôm nay (18/1).

Nhận xét trên được đưa ra sau khi Twitter cấm vĩnh viễn tài khoản cá nhân của TT Donald Trump vào đầu tháng này vì cáo buộc ông xúi giục những người ủng hộ xông vào tỏa nhà Capitol vào ngày 6/1 nhằm ngăn cản Quốc hội chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống ngày 3/11.

Mạng Instagram và Facebook đã nhanh chóng làm theo, mặc dù các nền tảng truyền thông xã hội đã bỏ chặn tài khoản của TT Trump vào thứ 6 tuần trước. Trước đó, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg tuyên bố lệnh cấm sẽ không được dỡ bỏ cho đến ngày 20/1.

Bất chấp việc bỏ lệnh cấm, TT Trump đã bị công ty từ chối tư cách tổng thống Mỹ và bị đánh dấu trên Facebook là “ứng cử viên chính trị” mặc dù về mặt pháp lý, ông Trump vẫn là Tổng thống Mỹ cho tới ngày 20/1.

Twitter đã đình chỉ vĩnh viễn tài khoản của TT Trump do lo ngại ông có thể tiếp tục sử dụng nền tảng này để kích động bạo lực vài ngày sau khi ông tiếp tục tranh chấp kết quả cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 và sau cuộc hỗn loạn ở tòa Capitol.

Sau đó Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey nhấn mạnh rằng, ông ủng hộ quyết định cấm trang của TT Trump nhưng động thái này có thể chứa đầy “những phân nhánh thực sự” và có thể tạo ra một tiền lệ “nguy hiểm”.

Sau cuộc bầu cử ngày 3/11, ông Trump liên tục lên Twitter bày tỏ sự thất vọng về những gì ông mô tả là “gian lận cử tri” và cuộc bầu cử tổng thống “tham nhũng nhất” trong lịch sử Mỹ. Nền tảng truyền thông xã hội đã đánh dấu những tuyên bố này là “đang bị tranh chấp và có thể gây hiểu nhầm về một cuộc bầu cử hoặc quy trình công dân khác”.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT

Đến với bài thơ hay: Ngọt ngào tình mẹ

GD&TĐ - Tôi thực sự ấn tượng với bài thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương, như một bản nhạc du dương, êm dịu về tình mẫu tử thiêng liêng.

Ảnh minh họa.

Đến với bài thơ hay: Yêu con

GD&TĐ - Bài thơ mở ra với cụm từ 'yêu con' giản dị nhưng sâu sắc, tựa trời cao, biển rộng, như tình yêu không bờ bến.

Cô và trò Trường PTDT bán trú THCS Lũng Chinh (Mèo Vạc, Hà Giang) trong giờ học ngoại khóa. Ảnh: INT

Bảo vệ danh dự, uy tín người thầy

GD&TĐ - Theo luật sư, không công khai thông tin về sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật...