Thay đổi nhận thức cho SV sau khi tốt nghiệp là 'tìm việc, không phải xin việc’

GD&TĐ - Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo đã có những chia sẻ và mong muốn thay đổi nhận thức SV sau khi tốt nghiệp là “tìm việc, không phải xin việc”.

Hội nghị “Nhận diện các rào cản và xây dựng chính sách hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu”.
Hội nghị “Nhận diện các rào cản và xây dựng chính sách hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu”.

Chiều 23/4, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - ĐH Huế tổ chức hội nghị “Nhận diện các rào cản và xây dựng chính sách hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu”.

Chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động thuộc đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh Thừa Thiên Huế do Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo chủ trì.

Hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp; doanh nghiệp; các trường ĐH, viện thành viên, các đơn vị thuộc và trực thuộc ĐH Huế; các nhóm nghiên cứu và các nhà khoa học, cá nhân quan tâm.

Hội nghị thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chuyên gia và sinh viên ĐH Huế tham gia.

Hội nghị thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chuyên gia và sinh viên ĐH Huế tham gia.

Phát biểu tại hội nghị, TS Hoàng Kim Toản - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo cho biết, thông qua hội nghị sẽ có thêm sự gắn kết giữa các doanh nghiệp, ĐH Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế tìm ra một cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt động thương mại hóa, chuyển giao công nghệ.

TS Hoàng Kim Toản - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo chia sẻ tại hội nghị.

TS Hoàng Kim Toản - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo chia sẻ tại hội nghị.

TS Toản cũng chia sẻ thêm, hội nghị sẽ trang bị các kiến thức, kỹ năng, tạo môi trường cho sinh viên có cơ hội được gặp gỡ các nhà khoa học và mong muốn thay đổi nhận thức cho sinh viên sau khi tốt nghiệp là “tìm việc, không phải xin việc” và cần chuẩn bị những hành trang gì để giúp sinh viên tự tin hơn hoặc thậm chí chưa ra trường đã có việc làm; đó là định hướng của ĐH Huế mong muốn sinh viên sẽ có một năng lực tự tạo ra việc làm cho mình và xã hội.

Ông Hồ Thắng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có những chia sẻ về khởi nghiệp sáng tạo cùng các chuyên gia và sinh viên.

Ông Hồ Thắng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có những chia sẻ về khởi nghiệp sáng tạo cùng các chuyên gia và sinh viên.

Hội nghị không chỉ là những cuộc trao đổi ý kiến, mà còn là sự kết nối giữa các chuyên gia, lãnh đạo và nhà nghiên cứu từ các lĩnh vực khác nhau, khẳng định vai trò quan trọng của đổi mới sáng tạo.

Từ những trao đổi, chia sẻ và đề xuất của các chuyên gia tại hội nghị, kết quả sẽ được triển khai một cách tích cực, mang lại những đóng góp ý nghĩa vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội.

Ông Trần Vinh Phương - Ban Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế (ĐH Huế) trình bày tham luận "Quy định, chính sách nhà nước và ĐH Huế về chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ" tại hội nghị.

Ông Trần Vinh Phương - Ban Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế (ĐH Huế) trình bày tham luận "Quy định, chính sách nhà nước và ĐH Huế về chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ" tại hội nghị.

Với sự đồng lòng, chung tay của các bên liên quan, cùng hệ sinh thái năng động và chính sách hỗ trợ hợp lý, thiết thực, Thừa Thiên Huế có thể sẽ tạo dựng được môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, thúc đẩy quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và nền kinh tế.

Sinh viên chăm chú lắng nghe những ý kiến, chia sẻ từ các chuyên gia tại hội nghị.

Sinh viên chăm chú lắng nghe những ý kiến, chia sẻ từ các chuyên gia tại hội nghị.

Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo cũng đã cam kết tiếp tục nỗ lực, phối hợp với các bên liên quan, hỗ trợ doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Thừa Thiên Huế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.