Thay đổi để phù hợp đời sống hiện tại

GD&TĐ - Nhiều lễ hội đầu xuân Mậu Tuất đã khai mạc trên cả nước, thu hút du khách khắp nơi trên mọi miền đất nước. Người dân đi lễ chùa cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. 

Thay đổi để phù hợp đời sống hiện tại

Làm thế nào để giữ được văn minh, đảm bảo an toàn, phát huy và lan tỏa giá trị truyền thống của các lễ hội truyền thống là vấn đề trăn trở của cơ quan quản lý và cả cộng đồng bởi vì có nhiều tập tục văn hóa xưa giờ đã bị biến tướng và cần phải xóa bỏ biến tướng đó.

Những chuyển biến tích cực

Năm nay, Hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) diễn ra vào mồng 6 tháng Giêng hàng năm được tổ chức một cách văn minh, cảnh tranh giành cướp giò hoa tre phản cảm không xuất hiện như những năm trước. Để đảm bảo một lễ hội văn minh, Ban tổ chức Lễ hội Gióng năm 2018 đã quyết định thay đổi phương thức triển khai, trong đó điểm nhấn là bỏ phân đoạn cướp lộc hoa tre.

Sau lễ cung tiến, giò hoa tre sẽ được di chuyển vào hậu cung đền Thượng, chứ không di chuyển xuống khu vực đền Hạ và tổ chức phát lộc như mọi năm. Thay vì đưa giò hoa tre vào rồi rước ra để tranh cướp, giò hoa tre lần này được đưa vào hậu cung đền Thượng để “cướp kín” sau đó mới mang ra phát lộc cho mọi người một cách nhẹ nhàng, trật tự, không xảy ra tranh cướp.

Theo thông tin từ Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL), Lễ hội Phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ) năm 2018 được tổ chức từ ngày 12 đến 13 tháng Giêng âm lịch có nhiều điểm mới. Ngoài các nghi thức rước kiệu, tế lễ, kéo quân vẫn được diễn ra như mọi năm thì năm nay, phần đánh Phết sẽ được thay đổi cách thức. Năm 2017, người dân làng chọn ra đại diện 100 thanh niên trai tráng chia làm 2 đội đánh Phết. Năm nay, việc chia đội vẫn được thực hiện như vậy, nhưng những người dân làng cùng cam kết, nếu không là thành viên đội đánh Phết, thì sẽ không tham gia tranh giành Phết.

Trong khi đó, một tập tục khác là chém lợn ở làng Ném Thượng, Bắc Ninh cũng đã thu gọn vào trong một khu vực thiêng kín đáo. Điều quan trọng là người dân vẫn giữ được nét bản sắc văn hóa truyền thống của lễ hội.

Đẩy lùi các tập tục không còn phù hợp

Ngay đầu mùa lễ hội Mậu Tuất, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) đã gửi công văn số 91/VHCS-QLHĐLH tới Sở VH-TT, Sở VH-TT&DL các địa phương về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội đầu năm 2018. Theo công văn này, các di tích phải có biện pháp kịp thời thu gom tiền lẻ, tiền đặt lễ; hướng dẫn người dân thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định...

Tại Hà Nội, Sở VH-TT hiện đang có kế hoạch đẩy mạnh áp dụng bộ quy tắc ứng xử văn minh để đẩy lùi các tập tục không còn phù hợp. Sở cũng đã có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa và tổ chức lễ hội năm 2018. Theo đó, sẽ vận động nhân dân, Phật tử loại bỏ sử dụng vàng mã trong các tự viện là di tích lịch sử văn hóa.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng rất quyết liệt trong việc nói không với đốt vàng mã khi vừa có văn bản gửi Hội Phật giáo các tỉnh, thành phố về điều này.

Giáo sư Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng cho rằng, hiện nay, nhiều người thực hành nghi lễ không hiểu bản chất của lễ hội. Thực tế, không phải lễ hội bị phục dựng quá đà mà chính là việc thực hành nghi thức bị làm quá đà. Vì thế cần chọn lọc và kiểm soát chặt chẽ những người thực hiện các nghi thức lễ hội.

Tập tục là cái đã ăn sâu vào tâm lý dân tộc, vấn đề là cuộc sống hiện đại tổ chức làm sao cho nó văn minh, văn hóa, và có thể vận động người dân thay đổi theo chiều hướng phù hợp hơn với đời sống hiện tại, góp phần quyết định đáng kể vào việc văn minh hóa lễ hội. Trung Kiên

Hội xuân ở từng địa phương là những tập tục cần phải được bảo tồn. Thế nhưng, thực tế của mấy năm trở lại đây cho thấy không ít người tới các lễ hội do mê tín dị đoan, cầu tài cầu lộc, thậm chí sẵn sàng có những hành động tranh cướp không mấy đẹp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tranh biện giúp trẻ có khả năng giao tiếp tốt và tư duy logic. Ảnh: INT

Bí quyết dạy trẻ tranh biện hiệu quả

GD&TĐ - Để có thể sở hữu kỹ năng tranh biện, trẻ cần lưu ý tới một số yếu tố như lựa chọn chủ đề, đưa ra lập luận vững chắc, lý lẽ thuyết phục...