'Thật không may, thời gian đã hết'

GD&TĐ - Theo các nhà khoa học, tình trạng sức khỏe của Trái đất đang ở mức đáng lo ngại và cần có ngay hành động khắc phục.

Hơi nước và sức tàn bốc lên từ các công ty khác nhau vào một ngày mùa đông lạnh giá 6/1/2017 tại Oberhausen, Đức. (Ảnh: Getty Images)
Hơi nước và sức tàn bốc lên từ các công ty khác nhau vào một ngày mùa đông lạnh giá 6/1/2017 tại Oberhausen, Đức. (Ảnh: Getty Images)

Trong một bài báo nghiên cứu đăng trên tạp chí Bioscience hôm 24/10, một nhóm các nhà khoa học cảnh báo rằng “các dấu hiệu quan trọng” biểu thị tình trạng sức khỏe của Trái đất hiện đang tồi tệ hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử loài người.

Nghiên cứu này là bản cập nhật của phân tích năm 2019 mà 15.000 nhà khoa học trên toàn cầu đã ủng hộ.

Theo đó, 20/35 chỉ số quan trọng được sử dụng để theo dõi biến đổi khí hậu do con người gây ra đang ở mức cao kỷ lục.

Nhân loại đã lấy đi nhiều thứ từ Trái đất hơn những gì nó có thể mang lại một cách an toàn. Nếu không có hành động giải quyết vấn đề gốc rễ của việc này, chúng ta đang trên đường đến sự sụp đổ tiềm tàng của các hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó là một thế giới với sức nóng không thể chịu nổi và tình trạng thiếu lương thực – Tác giả chính của báo cáo, Tiến sĩ Christopher Wolf của Đại học bang Oregon (OSU) của Mỹ cho biết.

Ngoài việc tăng lượng phát thải khí nhà kính, nghiên cứu còn phát hiện ra nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển tăng là những chỉ số chính cho thấy tình trạng tồi tệ của Trái đất. Các yếu tố khác cũng bao gồm mức độ dân số và chăn nuôi cao.

Phát hiện của các nhà nghiên cứu lặp lại một báo cáo riêng được công bố vào tháng trước, trong đó kết luận rằng Trái đất “nằm ngoài không gian hoạt động an toàn cho nhân loại”.

Các nhà khoa học cho biết, nghiên cứu mới nhất được thực hiện trong một năm mà nhiều kỷ lục về khí hậu đã bị phá vỡ, gồm nhiệt độ không khí toàn cầu, nhiệt độ đại dương và mực nước băng ở Nam Đại Dương.

Vào tháng 7, các nhà khoa học đã thấy nhiệt độ bề mặt không khí hàng tháng cao nhất từng được ghi nhận – có thể là nhiệt độ nóng nhất hành tinh từng trải qua trong 100.000 năm.

“Năm 2100, có tới 3 đến 6 tỷ người ở bên ngoài các khu vực có thể sống được trên Trái đất” - Tiến sĩ Wolf nói. Ông cho biết thêm rằng ngày càng có nhiều người “sẽ phải đối mặt với tình trạng nắng nóng gay gắt, nguồn lương thực hạn chế và tỷ lệ tử vong tăng cao”.

Báo cáo cũng nêu rõ rằng “trong nhiều thập kỷ”, cộng đồng khoa học đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác động của loài người đối với tình trạng khí hậu ngày càng tồi tệ.

“Thật không may, thời gian đã hết” – báo cáo khẳng định.

Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh lũ lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như cơn bão mạnh ở Địa Trung Hải khiến hàng nghìn người ở Libya thiệt mạng, là những ví dụ khác về tình trạng khí hậu xấu đi.

Đối với các hành động tiềm năng nhằm giảm thiểu tác động xấu đi của biến đổi khí hậu, bài viết kêu gọi loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, tăng cường bảo vệ rừng và hướng tới chế độ ăn nhiều thực vật hơn cho những người giàu có. Họ cũng kêu gọi loại bỏ dần dầu khí và giảm dần dân số thông qua kế hoạch hóa gia đình.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.