Thảo luận về địa phương hóa và xu hướng toàn cầu trong giảng dạy tiếng Anh

GD&TĐ - Hơn 250 giảng viên, học viên Việt Nam tham dự hội thảo quốc tế về giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam.

Hội thảo có sự tham luận của nhiều chuyên gia quốc tế. Ảnh: Thùy Linh
Hội thảo có sự tham luận của nhiều chuyên gia quốc tế. Ảnh: Thùy Linh

Sáng 30/8, Khoa Ngữ văn Anh, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) tổ chức hội thảo quốc tế về giảng dạy tiếng Anh 2024 (ICELT) với chủ đề “Địa phương hóa các yếu tố toàn cầu và hoạt động giảng dạy tiếng Anh”.

Bắt đầu từ năm 2012, hội thảo được tổ chức hai năm một lần nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh (TESOL) cũng như các lĩnh vực liên quan.

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia giáo dục, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đến từ Việt Nam, các nước Đông Nam Á, Australia và Mỹ. Đặc biệt, năm nay hội thảo có sự quan tâm của nhiều quốc gia như Ba Lan, Nhật Bản, Ma Rốc, Hàn Quốc, Canada, Đức,...

Chương trình có 5 phiên thảo luận toàn thể và 3 tiểu ban, với sự tham gia của đại diện từ các trường đại học, cao đẳng, viện đào tạo và nghiên cứu, trung tâm ngoại ngữ, cơ sở đào tạo, khoa chuyên môn trên cả nước cùng đông đảo giảng viên tiếng Anh và học viên cao học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

Hinh 2.JPG
Diễn giả, khách mời chụp ảnh giao lưu cuối chương trình. Ảnh: BTC

Tại ICELT 2024, người tham gia có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các nghiên cứu học thuật liên quan đến tiếng Anh nói chung và việc giảng dạy tiếng Anh nói riêng.

Từ đó, xem xét tác động của xu hướng toàn cầu hóa và nỗ lực của giảng viên, học viên Việt Nam trong việc nội địa hóa các yếu tố toàn cầu.

Điểm khác biệt của năm nay, các báo cáo được đăng dưới dạng kỷ yếu quốc tế, với sự đồng tổ chức của Trường Đại học Công nghệ Malaysia (UTM) - một cơ sở giáo dục có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng quốc tế.

Hội thảo diễn ra trong hai ngày 30 và 31/8 tại TPHCM.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các em nhỏ thích thú tham gia trạm trải nghiệm 'Tích tịch tình tang'. Ảnh: Bình Thanh.

Cùng Thị Mầu... xuyên không

GD&TĐ - Vở diễn 'Thị Màu xuyên không' đem đến những khác biệt đầy bất ngờ, buộc khán giả không thể rời mắt.

Khoảnh khắc đô cử Lê Văn Công mang về tấm Huy chương Vàng đầu tiên cho Việt Nam ở Paralympic 2016.

Đôi tay thần kì

GD&TĐ - Vậy là, sau bốn năm, Paralympic - kì thế vận hội cho người khuyết tật một lần nữa lại diễn ra.

Minh họa: Vietpink.

Café chủ nhật: Cầu vồng sau mưa

GD&TĐ - Mấy hôm nay, không khí trong gia đình anh trở nên thật nặng nề. Bữa cơm không còn vui vẻ như trước. Ai cũng cúi đầu ăn thật nhanh.

Trước khi trở về nhà sau lũ lụt, bạn cần kiểm tra hư hỏng kết cấu của ngôi nhà và đảm bảo ngôi nhà luôn trong tình trạng an toàn trước khi bước vào. (Ảnh: ITN)

Mẹo vệ sinh nhà cửa an toàn sau lũ lụt

GD&TĐ - Sau mưa lũ, việc quan trọng với mỗi gia đình là dọn dẹp nhà cửa ngay khi nước rút. Để công việc này nhanh gọn và hiệu quả, bạn tham khảo mẹo sau.