Tháo gỡ khó khăn cho nghệ thuật đương đại

GD&TĐ - Bộc phá, chạm đến cực độ của tinh thần, luôn xung đột và tẩy chay chính mình… nghệ thuật đương đại không có và cũng không cần bất kỳ định hướng cụ thể nào để phát triển. Thế nhưng, muốn được công chúng đón nhận, nó đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa của nghệ sĩ và giới nghiên cứu.

Tháo gỡ khó khăn cho nghệ thuật đương đại

Nỗ lực vượt qua định kiến

Tại những cuộc tọa đàm về nghệ thuật đương đại gần đây, nhiều vấn đề vẫn còn để ngỏ. Nghệ thuật đương đại tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng cũng có những cao trào, nhiều điểm xuất sắc và nó cũng phải đối mặt với những khủng hoảng, bối rối trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực hành.

So với thế giới, nghệ thuật đương đại Việt Nam ra đời khoảng 25 năm trước và chỉ “lộ diện” chính thức từ Festival Mỹ thuật trẻ 2007 với một vài tác phẩm sắp đặt, sau đó là Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010, và năm 2015 với các tác phẩm video, trình diễn…

Hiện nay, khó khăn lớn nhất là tất cả cơ sở đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam đều chưa có nội dung giảng dạy về nghệ thuật đương đại. Hoạt động này, nếu có, chủ yếu dưới hình thức hội thảo, giao lưu được tổ chức bởi các nghệ sĩ nước ngoài, hay số ít nghệ sĩ trong nước. Trong bối cảnh đó, các công trình được cho là có khả năng “cứu nguy” về phương diện lý thuyết, thì chỉ mang tính điểm xuyết.

Rõ ràng, ngay tại một Việt Nam với bao định chế nghiêm khắc trong lĩnh vực sáng tác, thiếu thốn thông tin, ít ỏi cơ hội giao lưu, giới trẻ vẫn cố vượt qua để được dùng các phương tiện nghệ thuật đương đại nói lên thế giới của riêng mình, tất nhiên là phải mang đúng mầu sắc thời đại của họ.

Chúng ta vẫn hy vọng, nghệ thuật đương đại Việt Nam có thể được sự quan tâm hơn nữa của xã hội cũng như được đầu tư thích đáng. Bởi thực tế rằng, nghệ thuật đương đại Việt Nam dù có được sự phát triển nhưng lại bị quên lãng và nằm ngoài rìa của xã hội dù nó đã tồn tại được hơn 2 thập kỷ. Những hình thức nghệ thuật mới mang tính thử nghiệm cao luôn là chủ đề gây tranh luận tại Việt Nam nhưng lại được tôn trọng và có danh tiếng ở nước ngoài...

Bắt tay với bạn bè quốc tế

Bỏ qua những định kiến và cái nhìn tiêu cực đối với các tổ chức văn hóa phi lợi nhuận của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, khi mà nền mỹ thuật Việt Nam còn e ngại về ảnh hưởng đến cộng đồng của các hình thái nghệ thuật đa phương tiện như sắp đặt, trình diễn,…

Nếu không có sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài (các nghệ sĩ đương đại quốc tế), những Viện Goethe, L’Espace, Hội đồng Anh,… và các quỹ văn hóa như Ford đối với lớp nghệ sĩ đương đại Việt Nam từ nhiều năm qua, chắc chắn chúng ta không thể có nhiều cuộc triển lãm nghệ thuật đa phương tiện quan trọng và đáng nhớ như: Vàng, Xanh, Ðỏ; Chiều buông đầy những thở dài,.. và những chuyến đi trại sáng tác cũng như tham gia các cuộc triển lãm nghệ thuật đương đại quốc tế.

Hiển nhiên, việc làm này về cả hai phía là rất tốt, một bên, giới trẻ Việt muốn thể hiện mình, muốn cái mới, nên không mặc cảm khi phải gõ cửa nơi họ cần, phía ngược lại, sẵn sàng đón nhận các hoạt động nghệ thuật đương đại của các nghệ sĩ bản địa như một nghĩa vụ quốc tế, tạo nên một kết nối văn hóa giữa các dân tộc.

Ngày 12/3 vừa qua, Đại sứ quán Đan Mạch đã công bố các không gian, sáng kiến nghệ thuật tại Hà Nội và Huế nhận hỗ trợ từ Quỹ trao đổi và phát triển Văn hóa Đan Mạch - Việt Nam (CDEF) trong năm 2018. Năm nay, CDEF đã trao tài trợ cho 8 không gian, sáng kiến nghệ thuật gồm: Hanoi Doclab, Heritage Space, Manzi Art Space, Matca, Nha san Studio, Rec Room, Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng Điện ảnh (TPD) và Then café.

Thông qua quỹ hỗ trợ, các tổ chức nghệ thuật nói trên sẽ cho ra đời những dự án gắn kết cộng đồng với các loại hình nghệ thuật hiện đại khác nhau trong năm 2018 và 2019 như: triển lãm hội họa và nghệ thuật sắp đặt; sản xuất phim; hội thảo nhiếp ảnh; xuất bản và biểu diễn. Các dự án này cũng đại diện cho trào lưu và khuynh hướng hiện tại của nghệ thuật đương đại, đặc biệt là sự góp mặt của các nghệ sĩ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong cùng một dự án...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em thường học các chuẩn mực và đặc điểm tính cách từ cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Dạy con hiểu giá trị của gia đình

GD&TĐ - Nhiều bậc cha mẹ thấm nhuần giá trị tốt đẹp của gia đình vào con cái để giúp con phát triển thành những công dân tốt, có trách nhiệm.