Thành trì zero Covid

GD&TĐ - Người phát ngôn Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) Mi Feng phát biểu hôm 30/10 rằng chủng Omicron đang lan rộng ở nhiều nước và khu vực làm gia tăng sức ép với Trung Quốc.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Hàng loạt quốc gia trên thế giới tuần qua đã vội vã áp dụng hạn chế nhập cảnh và đi lại khi biến chủng Omicron mới nổi lên, song ở Trung Quốc mọi việc vẫn không có gì thay đổi nhiều và người ta tin rằng, chiến lược zero Covid của nước này là thành trì tốt để ngăn chặn biến chủng mới.

South China Morning Post dẫn tin từ Ủy ban Y tế quốc gia Trung quốc nói rằng, việc ứng phó Covid hiện nay như phong tỏa nhanh chóng, xét nghiệm thường xuyên, cách ly và đeo khẩu trang bắt buộc vẫn hiệu quả với Omicron.

Nhưng các nỗ lực sẽ được siết chặt tại biên giới và ở những ngành nghề,  khu vực nguy cơ cao, tăng cường theo dõi xu hướng dịch các nơi, kết hợp dữ liệu về du khách và hàng hóa nhập cảnh Trung Quốc, thúc đẩy phân tích và cảnh báo sớm.

Du khách và hàng hóa từ các nước có dịch Covid-19 nghiêm trọng sẽ được xét nghiệm thường xuyên hơn và chịu các biện pháp hạn chế khác, kể cả việc dừng đường bay.

Người phát ngôn Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) Mi Feng phát biểu hôm 30/10 rằng chủng Omicron đang lan rộng ở nhiều nước và khu vực làm gia tăng sức ép với Trung Quốc.

Cho đến giờ, đã có những đợt bùng phát dịch liên tục trong cộng đồng ở Trung Quốc kể từ đầu mùa hè, khi biến chủng Delta lan rộng, song số ca mắc vẫn khá thấp, chỉ vài chục đến vài trăm ca mỗi ngày so với hàng nghìn, thậm chí 10 – 30 nghìn ca ở phương Tây.

Xu Wenbo, người đứng đầu Viện Nghiên cứu quốc gia về kiểm soát và phòng ngừa bệnh do virus, nói rằng, Omicron có thể vào Trung Quốc, nhưng ông tin tưởng chiến lược zero Covid sẽ ngăn chặn việc lây lan trong cộng đồng.

Ông cũng tin rằng, các xét nghiệm hiện nay có thể phát hiện bất kỳ trường hợp nào kể cả với biến thể Omicron. Tuy nhiên, Trung Quốc đang phát triển một loại xét nghiệm riêng cho biến thể này.

Trong khi đó, các quốc gia châu Âu và Nhật Bản đang quay trở lại áp dụng hạn chế đi lại để ngăn ngừa Omicron lây lan. Việc này làm nảy sinh câu hỏi, liệu chiến lược zero Covid của Trung Quốc có phải là cách phòng vệ tốt hơn khỏi những biến chủng mới hay không, đặc biệt trong những ngày đầu tiên khi nguy cơ của Omicron còn chưa được hiểu rõ và dường như ngày thoát khỏi đại dịch còn xa.

Tờ Global Times của Trung Quốc đã tuyên bố rằng, Trung Quốc là nơi có thể tránh được sự tàn phá của Omicron hơn cả.

“Omicron là liều tăng cường cho chiến lược zero Covid” – Bloomberg dẫn lời nhà nghiên cứu cao cấp về y tế toàn cầu Huang Yangzhong thuộc tổ chức Hội đồng đối ngoại có trụ sở tại New York nói - “Nếu các quốc gia phương Tây quay lại việc đóng cửa biên giới thì họ sẽ mất cơ sở để cáo buộc Trung Quốc tuân theo những gì mà họ nói là một cách tiếp cận không chính xác và không bền vững”.

Một số chuyên gia cho rằng, cách tiếp cận của Trung Quốc đã đem lại lợi ích. Kinger Lau, chiến lược gia của Tập đoàn Goldman Sachs, nói rằng nền tảng kinh tế và việc ngăn chặn được Covid trong 2 năm qua đã khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có vị thế tốt hơn để đối mặt với biến chủng mới.

Theo Bloomberg, một nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc và Hồng Kông đăng trên tạp chí Nature cho thấy, việc phong tỏa trong những tháng sau khi virus phát tán từ Vũ Hán đã ngăn chặn được 347 nghìn ca tử vong liên quan đến Covid-19.

Lợi ích y tế công cộng từ các biện pháp phòng vệ như giãn cách, phong tỏa, đeo khẩu trang còn vượt cả phòng chống Covid-19, đấy là giảm ô nhiễm không khí, vệ sinh tốt hơn, ít tai nạn giao thông hơn.

Tuy nhiên, với con virus mới, người ta cho rằng, nó cũng có thể đẩy lùi thời hạn Trung Quốc mở cửa với thế giới. Có nhiều phỏng đoán rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ bắt đầu mở cửa một cách thận trọng sau , dự định bắt đầu tháng 2/2022. Khi đó tỷ lệ tiêm vắc-xin đầy đủ sẽ cao hơn tỉ lệ 75% hiện giờ và có thể sẽ có các phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.