Thành phố thông minh: Mô hình phát triển ở Trung Quốc sau đại dịch Covid-19

Thành phố thông minh: Mô hình phát triển ở Trung Quốc sau đại dịch Covid-19

Các kiến trúc sư dự án hy vọng mô hình này có thể được áp dụng cho các dự án phát triển đô thị sau khi Covid-19 qua đi.

Dự kiến Net City sẽ nằm ở phía Đông Nam thành phố Thâm Quyến, bao gồm các văn phòng và nhà ở của Tencent cho nhân viên, cũng như các tiện ích công cộng như công viên và khu vực đường nước giáp biển hoặc bờ sông. 

Ông Jonathan Ward - một đối tác thiết kế tại NBBJ - công ty kiến trúc có trụ sở ở Mỹ chia sẻ với rất ít đường phố dành cho xe ô tô, trong khi các mái nhà được "phủ xanh" bằng cây cối và sử dụng trí tuệ nhân tạo, Net City sẽ là hình mẫu cho "tương lai của tòa nhà thành phố". Nó cho thấy, sự cần thiết phải tính đến việc thiết kế các không gian trong nhà và ngoài trời tốt cho sức khỏe con người, nhất là trong đại dịch.

Khu đô thị sẽ ưu tiên tính bền vững bằng cách "giới hạn nhu cầu sử dụng xe hơi, tăng chiến lược quy hoạch xung quanh nhu cầu của người dân, chú trọng vào khả năng tiếp cận đến các dịch vụ công cộng và bảo tồn môi trường", ông Jonathan Ward nói thêm. 

Theo dữ liệu của chính phủ, hơn 500 thành phố thông minh đang được xây dựng trên khắp Trung Quốc, được trang bị cảm biến, máy ảnh và các thiết bị khác có thể xử lý dữ liệu của mọi thứ, từ giao thông và ô nhiễm, đến sức khỏe con người và an ninh công cộng.

Net City sẽ sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và phương tiện tự lái. Cây xanh và các tính năng dựa trên thiên nhiên khác được triển khai trong thành phố sẽ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. 

Các thành phố thông minh là một phần trong kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu của Trung Quốc. Nhưng việc sử dụng các công nghệ như AI ở Trung Quốc và các nơi khác cũng gia tăng mối lo ngại về quyền riêng tư và giám sát dữ liệu, kể cả trong thời gian đại dịch.

Phòng thí nghiệm Sidewalk của Alphabet đã hủy dự án thành phố thông minh ở Toronto, nơi theo kế hoạch sẽ có các cảm biến cung cấp dữ liệu cho các máy tính hỗ trợ AI để quản lý hệ thống giao thông và thoát nước. 

Alphabet là công ty mẹ của Google. Dự án từ lâu đã vấp phải sự phản đối của công chúng về các vấn đề bao gồm quyền riêng tư dữ liệu và ảnh hưởng của các công ty công nghệ lớn trong quy hoạch thành phố.

Nhưng tại Trung Quốc, nơi các thành phố thông minh hoàn toàn dựa vào sự chi phối của chính phủ trong quy hoạch và ngân sách đô thị, công chúng ít có tiếng nói hơn, theo Xu Chengwei, nhà nghiên cứu chính sách công tại Đại học Quản lý Singapore cho biết. 

"Các sáng kiến ​​thành phố thông minh của Trung Quốc được truyền động lực chủ yếu không phải là từ nhu cầu thị trường, mà bởi tham vọng chính trị và công nghệ. Các thành phố thông minh sẽ tiếp tục là cốt lõi của quy hoạch thành phố và sự tham gia của các "gã khổng lồ" công nghệ sẽ tiếp tục" - Xu Chengwei nhấn mạnh.

Thành phố thông minh là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế suy giảm. Dự kiến Net City ​​sẽ được xây dựng vào cuối năm 2020.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ