Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ngừng các trạm y tế lưu động trong tháng 5/2022

GD&TĐ - Theo lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, sau lễ 30/4 sẽ rút gọn các cơ sở thu dung điều trị Covid-19, các địa phương tạm ngưng hoạt động các trạm y tế lưu động.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tin được Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng cho biết tại cuộc họp tình hình kinh tế - xã hội tháng 4. Theo đó, các trạm y tế lưu động được thành phố lập từ tháng 8/2021 khi Covid-19 bùng phát mạnh, nhằm góp phần chủ động điều trị F0 tại nhà, giảm tải cho cơ sở cách ly tập trung, bệnh viện.

Trong bối cảnh số ca mắc giảm mạnh, số ca nặng tại bệnh viện dã chiến 3 tầng cũng ít nên sau dịp lễ 30/4-1/5, Sở Y tế sẽ tiếp tục rút gọn các bệnh viện thu dung điều trị.

Các trạm y tế lưu động cũng không còn cần thiết vì trước đây cứ 100 F0 thì thành phố lập thêm một trạm, nhưng giờ mỗi trạm chăm sóc chưa tới 20 F0.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương sẽ chủ động chọn thời gian ngưng hoạt động các trạm ở địa bàn.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chỉ duy trì một bệnh viện dã chiến 3 tầng. Tuy nhiên, Sở Y tế thành phố khuyến khích các địa phương tiếp tục duy trì bệnh viện dã chiến nếu chưa gấp rút trả lại công năng.

Về tình hình dịch ở địa bàn, sau một năm Covid-19 bùng phát, đến nay dịch giảm rõ rệt khi số ca mắc mới mỗi ngày dưới 100 ca, đều là chủng Omicron. Ba tuần liên tiếp, Thành phố Hồ Chí Minh không ghi nhận ca tử vong và hiện chỉ 4 phường, xã nguy cơ dịch cấp 2, còn lại cấp 1 (vùng xanh).

Đến nay, ngành y tế chưa ghi nhận sự xuất hiện của các biến thể phụ Omicron như BA.3, BA. 4, BA.5. Tuy nhiên, người dân không quá lo lắng nếu phát hiện các biến thể này vì Tổ chức Y tế Thế giới nhận định không có gì bất thường.

Về kết quả tiêm vắc xin cho trẻ em, thành phố đã tiêm gần 172.800 trong tổng số 900.000 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, đạt khoảng 19%. Mỗi ngày, Sở Y tế tổ chức các điểm tiêm ở khoảng 140 trường học với hơn 300 đội tiêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Tạo sức hút cho nghề giáo

GD&TĐ - Từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước quan tâm và quy định các chế độ, chính sách, giúp nhà giáo bảo đảm an sinh xã hội, an tâm công tác và cống hiến.

Nhiều phiên giao dịch được tổ chức giúp cho người lao động tìm việc làm.

Cách nào tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?

GD&TĐ - Ngoài thay đổi chiến lược tuyển dụng, cần có hệ thống thông tin dữ liệu chuẩn, chính xác về ứng viên để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận...với lực lượng lao động