Thanh Hóa: Vỡ đê sông Hoàng, hơn 100 nhà dân bị ngập nước

GD&TĐ - Sáng nay (10/10), do mưa lớn kéo dài từ đêm 9/10, một đoạn đê hữu sông Hoàng đoạn chảy qua địa bàn thôn 2, làng Tế Độ, xã Tế Nông, huyện Nông Cống, Thanh Hóa bị vỡ, khiến hơn 100 nhà dân bị ngập nước.

Cán bộ, nhân dân, lực lượng chức năng xã Tế Nông, huyện Nông Cống đang khắc phục sự cố vỡ đê sông Hoàng.
Cán bộ, nhân dân, lực lượng chức năng xã Tế Nông, huyện Nông Cống đang khắc phục sự cố vỡ đê sông Hoàng.

Ông Phạm Trọng Hưởng - Chủ tịch UBND xã Tế Nông, huyện Nông Cống cho biết: Vào khoảng 5h sáng 10/10, người dân địa phương phát hiện tại đoạn cống dưới đê hữu sông Hoàng qua địa bàn thôn 2, làng Tế Độ bị vỡ lớn, đoạn đê vỡ dài khoảng 5m, nước lũ từ sông Hoàng chảy mạnh vào đồng, vào làng làm ngập hơn 100 nhà dân.

Ngay sau khi nhận được tin báo của nhân dân, UBND xã Tế Nông đã huy động hơn 300 người dân trong xã cùng lực lượng công an, dân quân, đoàn viên, thanh niên, phụ nữ tại địa phương kết hợp với hơn 40 cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Nông Cống tăng cường về hiện trường nơi vỡ đê để ngăn không cho nước lũ chảy vào làng.

Đến trưa ngày 10/10, cán bộ, nhân dân, lực lượng chức năng xã Tế Nông và Công an huyện Nông Cống đã đổ hàng trăm mét khối đất, cát, cùng hàng trăm chiếc cọc tre xuống hiện trường đê hữu sông Hoàng bị vỡ; cơ bản đã khống chế được đoạn đê vỡ này. Sự cố vỡ đê sông Hoàng tại xã Tế Nông không gây thiệt hại về người.

Do diện tích lúa mùa của bà con nông dân địa phương đã thu hoạch xong, nên sự cố vỡ đê hữu sông Hoàng cũng không gây thiệt hại về hoa màu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.