Thanh Hóa: Sập nhà xưởng, hàng nghìn công nhân phải nghỉ việc

GD&TĐ - Khoảng 1.600 công nhân của Công ty TNHH IVORY Việt Nam (đóng trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã phải tạm nghỉ việc để công ty khắc phục sự cố sập nhà xưởng do giông lốc gây ra.

Giông lốc gây thiệt hại ở Công ty TNHH IVORY Việt Nam.
Giông lốc gây thiệt hại ở Công ty TNHH IVORY Việt Nam.

Chiều nay, ông Nguyễn Văn Long – Phó chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), xác nhận thông tin nêu trên với GD&TĐ.

Theo đó, khoảng 21h đêm qua (19/7), tại huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), xảy ra giông lốc kèm mưa lớn. Trận dông lốc đã làm tốc mái một phần xưởng may số 1 và đổ sập một phần xưởng may số 2 của Công ty TNHH IVORY Việt Nam. Rất may, tại thời điểm xảy sự việc, không còn công nhân làm việc trong các nhà xưởng, nên không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, trận dông lốc khiến công ty này bị thiệt hại nặng nề về tài sản.

Giống lốc đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho Công ty TNHH IVORY Việt Nam.
Giống lốc đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho Công ty TNHH IVORY Việt Nam. 

Trả lời báo chí, ông Trịnh Ngọc Quang – Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Hậu Lộc cho biết, dông lốc đã gây tốc mái, sập nhà xưởng, nên sáng nay (20/7), khoảng 1.600 công nhân của công ty này đã phải nghỉ việc để công ty khắc phục sự cố. “Do nhà xưởng bị tốc mái, đổ sập 1 phần, nước mưa xối vào khiến hàng may mặc và máy móc của công ty bị ngấm nước. Ngoài ra, hệ thống kính, mái của 2 nhà xưởng bị tốc và vỡ. Hiện nay, phía công ty chưa có thống kê chi tiết thiệt hại. Tuy nhiên, ước tính ban đầu, thì Công ty TNHH IVORY Việt Nam bị thiệt hại hàng tỷ đồng do trận dông lốc gây ra” – ông Quang nói.

Cũng theo ông Quang, hiện chưa thể xác định được bao giờ công nhân sẽ đi làm trở lại, vì các nhà xưởng bị hư hỏng khá nặng, nên chưa biết khi nào khắc phục xong.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến (Bình Phước) tham gia chương trình hướng nghiệp do Trường Đại học Gia Định tổ chức. Ảnh: M.Ngọc

Rút gọn phương thức tuyển sinh

GD&TĐ - Nhiều trường ĐH dự kiến rút gọn số lượng phương thức tuyển sinh, chú trọng đánh giá năng lực đầu vào trong mùa tuyển sinh 2025 sắp tới.