Thanh Hóa: Công an vào cuộc vụ người đàn ông bị nhốt nhiều năm trong lồng sắt

GD&TĐ - Ngay sau khi nhận được đơn thư Lê Văn Nhung (SN 1959, trú tại thôn Tân Thành, Xuân Thiên, Thọ Xuân) về việc em trai của ông là Lê Văn Năm (SN 1967, trú cùng địa chỉ) bị vợ, con nhốt trong cũi sắt nhiều năm, Công an huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã vào cuộc điều tra.

Ông Lê Văn Năm sống trong lồng sắt nhiều năm. Ảnh: Báo Bảo vệ Pháp luật
Ông Lê Văn Năm sống trong lồng sắt nhiều năm. Ảnh: Báo Bảo vệ Pháp luật

Chiều nay, (10/1) nguồn tin từ Công an huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), cho biết, lực lượng của đơn vị này đang vào cuộc điều tra theo nội dung đơn thư của ông Lê Văn Nhung (xã Xuân Thiên) phản ánh việc em trai của ông là Lê Văn Năm (SN 1967, trú cùng địa chỉ) bị vợ là bà Phạm Thị N. và con trai nhốt trong lồng sắt đặt trong nhà riêng suốt một thời gian dài.

Thông tin ban đầu cho  biết, ông Năm đã phải sống trong lồng sắt khoảng thời gian từ tháng 10/2015 đến đầu tháng 1/2019. Lồng sắt này có chiều dai gần 2 mét, rộng 1,2 mét, rộng 0,8 mét.

Ngay sau khi nhận được đơn thư, Công an huyện Thọ Xuân đã tiến hành xác minh vụ việc. Đến tối ngày 5/1/2019, cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương đưa ông Năm ra khỏi lồng sắt tại nhà riêng và bàn giao cho người thân (là ông Lê Văn Nhung - người anh trai ruột) đưa về nhà chăm sóc. Đồng thời, cơ quan công an cũng đã mời bà Phạm Thị N. lên công an xã để làm việc.

Tuy nhiên, tại công an xã Xuân Thiên, bà Phạm Thị N. phủ nhận thông tin nhốt chồng và cho rằng, ông Năm nằm ở trong lồng sắt trên là do ông tự nguyện để thực hiện cai nghiện ma túy.

Vụ việc vẫn đang được Công an huyện Thọ Xuân tiến hành điều tra, làm rõ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.