Thanh Hóa chi gần 53 tỷ đồng lương, phụ cấp cho giáo viên hợp đồng

GD&TĐ - Gần 53 tỷ đồng sẽ được tỉnh Thanh Hóa dùng để chi trả lương, phụ cấp và các khoản đóng góp cho giáo viên hợp đồng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 28/3, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, ông Đỗ Minh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định phê duyệt bổ sung dự toán kinh phí hỗ trợ chi trả lương, phụ cấp và các khoản đóng góp cho lao động hợp đồng làm giáo viên (đợt 1 năm 2025). Tổng dự toán kinh phí hỗ trợ: 52,939 tỷ đồng.

Số tiền nêu trên được lấy từ nguồn chi sự nghiệp GD&ĐT và dạy nghề trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2025 (kinh phí tuyển dụng giáo viên hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ; một số chế độ, chính sách giáo dục và nhiệm vụ phát sinh khác.

Theo quyết định, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Tài chính chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,các cơ quan liên quan về tính chính xác, tính pháp lý, thẩm quyền phê duyệt của nội dung tham mưu, thẩm định, số liệu báo cáo và việc đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, định mức theo đúng quy định (kể cả các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ liên quan đến nội dung trình nhưng chưa được đề cập tại các văn bản tham mưu, thẩm định).

Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước khu vực X có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và thực hiện các thủ tục nghiệp vụ cấp kinh phí đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.

Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước khu vực X có trách nhiệm từ chối theo thẩm quyền các khoản chi không đủ điều kiện chi theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định hiện hành của pháp luật.

Giao UBND các huyện, thị xã được bổ sung kinh phí có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí được giao đúng chế độ, chính sách, điều kiện, tiêu chuẩn, định mức, mục tiêu, đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí, thực hiện thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

Chủ động cân đối nguồn ngân sách địa phương kết hợp với kinh phí được bổ sung từ ngân sách tỉnh để thực hiện chi trả các chính sách, chế độ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định; chịu trách nhiệm trong việc xác định cơ cấu giáo viên văn hóa, giáo viên đặc thù còn thiếu để ký hợp đồng lao động tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, đảm bảo đồng bộ cơ cấu các môn học, không để thừa thiếu cục bộ...

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về các quyết định của mình.

Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT, Kho bạc Nhà nước khu vực X, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn và giải quyết các công việc liên quan đến việc tổ chức thực hiện của UBND các huyện, thị xã được bổ sung kinh phí theo quy định...

Theo quyết định, có 12 huyện, thị xã được phân bổ kinh phí, gồm: Thị xã Bỉm Sơn; thị xã Nghi Sơn; các huyện: Hoằng Hóa; Hậu Lộc; Thiệu Hóa; Yên Định; Thọ Xuân; Thạch Thành; Quan Hóa; Bá Thước; Thường Xuân; Như Xuân và Lang Chánh. Trong đó, địa phương được phân bổ kinh phí nhiều nhất là huyện Hoằng Hóa, với số tiền hơn 10,1 tỷ đồng, huyện Lang Chánh được phân bổ số kinh phí thấp nhất là 751 triệu đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.