Thanh Hóa: Bắt quả tang một doanh nghiệp xả thải ra sông Mã

GD&TĐ - Sau nhiều ngày mật phục, tối qua (14/4), đoàn kiểm tra của huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã bắt quả tang một doanh nghiệp sản xuất, chế biến luồng đang xả thải trực tiếp ra sông Mã.

Đoàn công tác phát hiện ống xả nước thải ngầm ra sông Mã của HTX chế biến lâm sản Xuân Dương (Quan Hóa). Ảnh: Người dân cung cấp.
Đoàn công tác phát hiện ống xả nước thải ngầm ra sông Mã của HTX chế biến lâm sản Xuân Dương (Quan Hóa). Ảnh: Người dân cung cấp.

Chiều nay (15/4), thông tin từ UBND huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) cho biết: Tối qua (14/4)  đoàn kiểm tra của huyện này vừa bắt quả tang một cơ sở sản xuất, chế biến luồng đang xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Mã.

Cơ sở nêu trên là của Hợp tác xã (HTX) chế biến lâm sản Xuân Dương, ở Khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa.

Cũng theo thông tin từ UBND huyện Quan Hóa,  HTX biến lâm sản Xuân Dương đã đặt một đường ống ngầm sâu dưới lòng đất. Đầu ống thải ra sông Mã và được ngụy trang hết sức tinh vi bằng cách bắt các ốc vít vào đá dưới lòng sông.

Sau khi nước thải phát sinh đầy bể chứa, cơ sở này sẽ xả thải trực tiếp vào đường ống ngầm dưới đáy bể ra sông Mã.  Việc vận hành van khóa dưới đáy bể được làm bằng một thanh sắt dài khoảng 4m, để khi nước đầy có thể dễ dàng mở khóa.

Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Quan Hóa đang đào đường ống xả thải ngầm ra sông Mã của HTX chế biến lâm sản Xuân Dương.
Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Quan Hóa đang đào đường ống xả thải ngầm ra sông Mã của HTX chế biến lâm sản Xuân Dương.

Trước chứng cứ rõ ràng của công an và đoàn kiểm tra, người quản lý doanh nghiệp nêu trên đã thừa nhận hành vi xả thải ra sông Mã.

Hiện đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Quan Hóa đã loại bỏ toàn bộ đường ống ngầm xả thải mà HTX chế biến lâm sản Xuân Dương chôn dưới lòng đất.

Công an huyện Quan Hóa đã lấy mẫu nước mà HTX chế biến lâm sản Xuân Dương xả xuống sông Mã để xét nghiệm tìm độc tố, chất cấm thải ra môi trường.

Sáng 15/4, Công an huyện Quan Hóa cùng Phòng Tài nguyên - môi trường huyện, chính quyền thị trấn Hồi Xuân kiểm tra toàn bộ hệ thống cống ngầm xả nước thải của HTX chế biến lâm sản Xuân Dương, để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cá nuôi lồng ở sông mã của người dân xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) chết hàng loạt.
Cá nuôi lồng ở sông mã của người dân xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) chết hàng loạt.

Trước tình trạng cá trên sông Mã chết bất thường ở phía hạ lưu (đoạn qua huyện Bá Thước, Cẩm Thủy), ông Trương Nho Tự - Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa cùng ngành chức năng của huyện đã đi kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản, ngâm ủ bột giấy trên địa bàn.

Đoàn công tác liên ngành của huyện kiểm tra hồ sơ về bảo vệ môi trường, kiểm tra hệ thống xử lý chất thải, xem có doanh nghiệp nào xả trộm nước thải chưa qua xử lý xuống sông Mã hay không.

Hiện, tại huyện Quan Hóa đang có 9 cơ sở chế biến lâm sản quy mô lớn.

Tính đến sáng 15/4, huyện Cẩm Thủy đã có hơn 14 tấn cá lồng trên sông Mã có cá bị chết chưa rõ nguyên nhân.
Tính đến sáng 15/4, huyện Cẩm Thủy đã có hơn 14 tấn cá lồng trên sông Mã có cá bị chết chưa rõ nguyên nhân.

Ở một diễn biến khác, thống kê của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa), cho thấy:  

Tính đến sáng 15/4, tại địa phương này, hơn 100 hộ dân nuôi cá lồng trên sông Mã có cá bị chết chưa rõ nguyên nhân, với tổng trọng lượng hơn 14 tấn.

Trong đó, xã Cẩm Thành có 63 hộ với gần 13 tấn, xã Cẩm Lương có 25 hộ với 1,2 tấn cá chết.

Người dân nuôi cá lồng trên sông Mã đã và đang có nguy cơ trắng tay vì cá chết nhanh hàng loạt chưa rõ nguyên nhân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.