Thành công từ cách nghĩ, cách làm vì sinh viên

Thành công từ cách nghĩ, cách làm vì sinh viên

(GD&TĐ)- Với định hướng đúng đắn, cách quản lý điều hành khoa học, nên mới thành lập và đi vào hoạt động được 14 năm, trường ĐH Dân lập Hải Phòng đã được biết đến là nơi đào đạo uy tín và tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên học tập và nghiên cứu. 

Hiệu trưởng nhà trường, GS.TS- NGƯT Trần Hữu Nghị cho rằng: "Giáo dục luôn luôn phải là quốc sách hàng đầu của Việt Nam, mọi nguồn lực xã hội hóa xây dựng giáo dục là quan trọng nhưng đầu tư của Nhà nước vẫn là yếu tố quyết định để xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng nhu cầu học tập của toàn xã hội". 

Ảnh, gdtd.vn
 Ảnh, gdtd.vn

Đồng thời, ông khẳng định: không thể đưa yếu tố thương mại vào giáo dục. Vì, sản phẩm của một nền giáo dục là một con người, là một "hàng hóa" đặc thù, theo cách gọi của ông, không thể mua hoặc bán. Trình độ của "sản phẩm" này là kết tinh, thước đo của một hệ thống, ở đây là hệ thống giáo dục quốc dân, phản ánh trình độ của nền giáo dục một quốc gia. Mỗi người khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành muốn có tri thức, phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện từ bậc thấp đến các bậc học cao hơn... Muốn có tri thức phải học tập và nghiên cứu. Tri thức hay trình độ của con người là mục tiêu cuối cùng của bất kì nền giáo dục nào; do vậy không thể mua hoặc bán tri thức hay không thể thương mại hóa giáo dục. 

Đầu tư cho giáo dục không vì lợi nhuận 

Là trường Dân lập, toàn bộ kinh phí đều được lấy từ nguồn tự có của nhà trường, nhưng với một định hướng đúng đắn, lại được sự đồng tình hưởng ứng của toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên với một mong muốn cùng chung tay xây dựng một ngôi trường mang tầm vóc mới, từ khi thành lập cho đến nay, sau 14 năm ĐH Dân lập Hải Phòng đã từng bước lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng đào tạo được xã hội dần thừa nhận.

Như nguyên Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã nhận định trong một lần về thăm nhà trường: "...là một trường sinh sau đẻ muộn, nhưng nhờ có định hướng đúng đắn...Đại học Dân lập Hải Phòng đã trở thành một điểm sáng, đứng đầu trong các trường Dân lập cả nước". 

Môi trường giáo dục thân thiện

Thành công từ cách nghĩ, cách làm vì sinh viên ảnh 2
 GS.TS NGƯT Trần Hữu Nghị. Ảnh, gdtd.vn

Hiện nhà trường có 222 CBGV và gần 8.000 sinh viên, trong đó 1.800 tân sinh viên trúng tuyển trong kì tuyển sinh năm 2011. Nhà trường đã đầu tư xây dựng khu giảng đường hiện đại và khu Kí túc xá nội trú cho sinh viên rất tiện nghi, được đặt tên là "Khách sạn sinh viên" 

Khách sạn sinh viên có tổng diện tích hơn 2 ha, gồm các hạng mục hiện đại như: thư viện, sân vận động, nhà tập đa năng, bể bơi. Khu nhà ở có 240 phòng ở với gần 1.500 chỗ ở cho sinh viên. Mỗi phòng có 4 đến 6 người, không sử dụng giường tầng như các KTX truyền thống. Trong Khách sạn sinh viên, mỗi người sở hữu một giường, kèm theo tủ đồ, bàn học. Các vật dụng như chăn, gối, chiếu, giá dựng giày dép... đều do nhà trường cung cấp. 

Một sinh viên khi bắt đầu bước vào quá trình học tập và nghiên cứu tại trường có thể đăng kí tại ở tại Khách sạn này với mức giá vô cùng "sinh viên". Theo nhẩm tính của ông Nghị, mỗi tháng, các em chỉ phải trả một khoản phí khoảng 200 ngàn đồng cho tất cả các nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi và các hoạt động văn thể mĩ khác. 

Ông Nghị cho biết, Khách sạn sinh viên này được nhà trường đầu tư xây dựng đồng bộ ngay từ khi trường từ năm 2003. Đến năm 2004 hoàn thành và đưa vào sử dụng. Bỏ một số vốn gần 80 tỷ đồng vào thời điểm đó là rất lớn, nhưng không vì lợi nhuận, ông Nghị chia sẻ. Bản thân ông và những người góp vốn xây dựng nhà trường đều có quan điểm là tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên nhà trường học tập, do vậy, tất cả các mục đích đều hướng đến sinh viên. 

Nhà ở sinh viên ở đây được trao quyền tự quản. Có lẽ, đây là Khách sạn duy nhất không có đội ngũ chuyên làm vệ sinh, hay bảo vệ, các hoạt động này đều được sinh viên tự làm và các em làm rất tốt. 

Không thấy có rác trong khu vực khách sạn, an ninh trật tự được đảm bảo, yên tĩnh. Ước tính mỗi tháng, hoạt động tự quản này của sinh viên tiết kiệm cho chính các em khoảng 79-80 triệu đồng (nếu phải thuê ngoài, số tiền trên các em phải đóng từng tháng, do vậy sinh hoạt phí sẽ tăng lên). 

Nhà ăn, toàn bộ sinh viên đều được nhà trường nấu ăn tại Khách sạn. Suất ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng từ 7- 10 nghìn đồng trở lên. Sở dĩ sinh viên có được suất ăn rẻ như vậy là do nhà trường đã trả lương cho những người nấu ăn. Ông Nghị cho biết, nhà trường không thuê người nấu để đảm bảo số tiền các em bỏ ra đều đi vào khẩu phần thực tế. Do giá cả thực phẩm ở chợ không ổn định, nếu số tiền này không đủ mua nguyên liệu, thực phẩm đầu vào để nấu cho các em, nhà trường sẽ phụ thêm. Các khoản chi khác như ga, điện, nước... đều được nhà trường chi trả... Ông Nghị chia sẻ.

Sau 14 năm hoạt động, Đại học Dân lập Hải Phòng đã tạo lập được một môi trường học tập và nghiên cứu thân thiện cho sinh viên, giúp các em có diều kiện học tập và sinh hoạt tốt để từ đó đi đến nâng cao chất lượng giáo dục.

Theo đánh giá, Đại học Dân lập Hải Phòng là một điểm sáng trong hệ thống giáo dục Dân lập, trở thành một trong 20 trường đại học đầu tiên trong cả nước được Hội đồng Quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, một trong 25 trường đại học có tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao với 93,46%. 

Bá Hải

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trả giá đắt khi rút quân khỏi Pokrovsk

Trả giá đắt khi rút quân khỏi Pokrovsk

GD&TĐ - Theo chuyên gia, Kiev muốn rút quân khỏi thành phố Pokrovsk cũng không dễ, cuộc rút chạy có thể biến thành một thảm kịch đối với các đơn vị Ukraine.

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.