Máy bay dài 93m này ban đầu được thiết kế cho quân đội Mỹ nhưng đã bị các tướng lĩnh cấp cao phản đối. Hiện nay, máy bay Airlander đang được phát triển cho mục đích thương mại ở thành phố Cardington, Anh.
Công ty Hybrid Air Vehicles trực tiếp sản xuất chiếc Airlander đã gắn phần cánh đầu tiên lên máy bay. Chiếc cánh dài 9x11m được gắn chặt vào phần thân bằng cáp và mốc nối. Nếu gắn đủ hai cánh, chiều rộng Airlander tương đương một sân bóng tennis.
Máy bay này được bơm 36 triệu mét khối khí heli, đủ lấp đầy 15 bể bơi tiêu chuẩn Olympic. Với ngoại hình kì lạ, chiếc máy bay này thu hút sự quan tâm của mọi người ngay từ khi ra mắt.
Nhiều người so sánh máy bay với “chiếc mông”. Có người còn chế ảnh cô Kim siêu vòng 3 vào chiếc máy bay Airlander.
Cuộc thử nghiệm hồi tháng 10.2015 chỉ đơn giản là bài thử bay khi bơm đầy khí heli. Lần tới sẽ lần đầu tiên động cơ được gắn vào Airlander. Nếu thành công, máy bay sẽ được sản xuất hàng loạt. Trong cuộc bay thử năm ngoái, các kĩ sư chất lên máy bay 4 chiếc xe nâng hạ kèm 2 tấn bê tông để giữ cho máy bay không bị nghiêng ngả.
Dù lớn hơn siêu máy bay Airbus A380 thế giới hiện nay nhưng chiếc Airlander vẫn còn quá khiêm tốn so với chiếc khinh khí cầu bay mà quân đội Đức phát triển hồi thập niên 30.
Chiếc Airlander có thể hạ cánh trên mọi địa hình, từ đất bằng, băng tuyết, sa mạc tới mặt nước vì trọng lượng và hình dáng đặc biệt. Airlander có thể bay trên trời trong 2 tuần liên tiếp với tốc độ 145km/giờ ở độ cao trên 6.000m với 10 tấn hàng hóa.
Nhiều người hy vọng Airlander sẽ là tương lai của máy bay du lịch vì nó không ồn ào và xả thải rất ít.